ThS Vũ Thị Tuyết Mai: Nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ em

Cần biết - 10/01/2024

Tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh của não bắt đầu từ trẻ nhỏ, thường gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái.

ThS Vũ Thị Tuyết Mai: Nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ em

Tự kỷ là căn bệnh để lại hậu quả nặng nề đối với cuộc sống hiện tại và sau này của trẻ. Việc phát hiện sớm và điều trị hợp lý sẽ giúp trẻ cải thiện và hòa nhập vào cộng đồng.

Để nhận biết các dấu hiệu của chứng tự kỷ, ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế cho biết:

- ‘Trẻ không nhìn thẳng mặt người đối diện.

- Trẻ không biết kêu ba, mẹ lúc 12 tháng tuổi.

- Không biết chỉ bằng ngón trỏ để giao tiếp lúc 12 tháng tuổi.

- Không quay lại khi được gọi tên.

- Trẻ 2 tuổi nhưng chậm nói hoặc không biết nói những câu đơn giản gồm hai từ. Ví dụ: 'đi chơi, đi tắm, ăn cháo'... có thể ngưng nói ở bất kỳ lứa tuổi nào mặc dù trước đó đã biết nói.

- Hay lặp lại lời nói của người khác hoặc câu quảng cáo từ ti vi.

- Nếu biết nói trẻ không biết chơi giả bộ lúc 2 tuổi.

- Các triệu chứng tự kỷ thường xuất hiện sớm trước 3 tuổi.

Những dấu hiệu sớm nhất nghi ngờ tự kỷ là: không nhìn mắt mẹ khi tiếp xúc, không cười khi mẹ cười và trò chuyện cùng trẻ, trẻ thích chơi một mình trong nôi, ít đòi bồng ẵm…'.

>>Xem thêm:Hỏi đáp về bệnh tự kỷ

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!