Thử nghiệm vắc xin Covid-19 giai đoạn 1: Sẽ thêm 'vũ khí' chống dịch

Thời sự - 04/26/2024

Sáng nay (10/12), Bộ Y tế và Học viện Quân y bắt đầu tuyển tình nguyện viên thử nghiệm lâm sàng vắc xin giai đoạn 1.

Thử nghiệm vắc xin Covid-19 giai đoạn 1: Sẽ thêm 'vũ khí' chống dịch

Mọi người đăng ký tham gia thử nghiệm lâm sàng.

Chia sẻ với phóng viên, K.Q.Đ sinh viên năm thứ 4 Học viện Quân y cho biết hiện nay dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, số ca tử vong do dịch trên thế giới ngày càng tăng. Khi có thông tin vắc xin Covid-19 của Việt Nam, Đ. không ngần ngại đăng ký tham gia thử nghiệm.

Hiện tại, Đ. cho rằng mình tự thấy sức khỏe ổn định. Mặc dù khi cầm tờ đăng ký cũng khá lo lắng, hồi hộp nhưng mình tin tưởng độ an toàn của vắc xin này nên Đ tham gia đăng ký thử nghiệm. Nếu thử vắc xin này thành công, Đ. cho rằng mình sẽ được bảo vệ sức khỏe đầu tiên.

Ngọc M. (21 tuổi, là sinh viên Học viện Quân y) cũng chia sẻ, mặc dù đã lường trước các biến chứng sau tiêm, phản ứng của vắc xin và có tìm hiểu về nó, M. vẫn quyết ký vào giấy xin tham gia thử nghiệm. Cuộc thử nghiệm này, M. tin rằng sẽ thành công và cô sẽ được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

Thử nghiệm vắc xin Covid-19 giai đoạn 1: Sẽ thêm 'vũ khí' chống dịch

 TS Nguyễn Ngô Quang chia sẻ với phóng viên báo chí về vắc xin Covid-19.

TS Nguyễn Ngô Quang, Phó cục trưởng Cục Khoa học và Công nghệ (Bộ Y tế), Chánh văn phòng Chương trình Quốc gia nghiên cứu phát triển vaccine cho biết, khi đại dịch xảy ra, NANOGEN đã chủ động nghiên cứu, sản xuất và đưa những công nghệ mới để nghiên cứu phát triển vaccine mới và ngày hôm nay có sản phẩm để đưa ra đánh giá trên lâm sàng. Ông Quang cũng cho biết, việc thành công hay không thành công của quá trình nghiên cứu một sản phẩm mới nói chung trong đó có nghiên cứu phát triển về vaccine không chỉ phụ thuộc vào nhà sản xuất, nhà nghiên cứu, nhà quản lý mà còn phụ thuộc rất nhiều vào cộng đồng chung của xã hội.

Ông Quang cũng kêu gọi sự chung tay của xã hội, của tất cả người dân với ngành y tế để chúng ta có một chương trình nghiên cứu trước hết phải an toàn và sau đó đảm bảo tính hiệu quả. Những người đăng ký thử nghiệm đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Dù thử nghiệm tại Học viện Quân y nhưng không hạn chế số người đăng ký trên cả nước. Người đăng ký có thể thực hiện đăng ký online vì có người hỗ trợ.

'Khi đăng ký thành công, Học viện sẽ tổ chức khám sức khỏe tổng thể và đánh giá người đó đủ khả năng và sức khỏe tham gia chương trình thử nghiệm hay không', TS Quang cho biết.

Thêm vũ khí chống dịch

Tại chương trình lễ khởi động thử nghiệm vắc xin Nano Covax, Trung tướng – Giáo sư Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y cho biết, Học viện Quân y là đơn vị chủ trì triển khai thử nghiệm lâm sàng. Đây sẽ là khởi đầu một giai đoạn mới, Học viện sẽ cố gắng nỗ lực thực hiện nhiệm vụ Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế giao cho.

Giáo sư Quyết nêu quan điểm, đại dịch đã tác động vào cuộc sống và chưa dừng lại, các nhà khoa học trên thế giới dự báo 2-3 năm nữa mới có thể kiểm soát dịch. Phòng chống dịch ngoài sát khuẩn, cách ly thì cần có nhiều giải pháp hơn nữa để kiểm soát, khống chế đại dịch Covid-19 do virus SARS-CoV- 2, trong đó có vắc xin. GS Quyết cho rằng, nếu thử nghiệm lâm sàng thành công thì Việt Nam sẽ có thêm 1 'vũ khí' để chống dịch.

Trong quá trình thử nghiệm, Học viện Quân y đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và nhân sự cho quá trình thử nghiệm này. Trước lo lắng về tính an toàn của vắc xin, GS Quyết khẳng định sẽ không đánh đổi sức khỏe, tính mạng của cộng đồng để lấy một thứ gì.

GS Quyết nhấn mạnh: 'Chúng ta không để tai biến xảy ra trong quá trình thử nghiệm. Chúng tôi cố gắng cùng các đơn vị thực hiện tốt điều đó'.

Sáng 9/12/2020, Hội đồng Đạo đức/Ban Đánh giá các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Bộ Y tế đã họp và phê duyệt thử nghiệm lâm sàng vắc xin Nano Covax.

Công ty NANOGEN đã tham khảo các nghiên cứu lâm sàng của nước ngoài, xây dựng các tiêu chí đánh giá độ an toàn và hiệu quả dựa trên đặc điểm quân thể và dịch tễ học tại Việt Nam để lập đề cương nghiên cứu và lựa chọn thiết kế nghiên cứu phù hợp. Đồng thời đề xuất thử nghiệm lâm sàng qua 3 giai đoạn, trong đó:

Giai đoạn 1: Từ 12/2020- 02/2021, có 60 người từ 18-50 tuổi.

Giai đoạn 2: 02/2021- 08/2021, có khoảng 400-600 người từ 12-75 tuổi.

Giai đoạn 3: Từ 08/2021- 2/2022, có 1.500-3.000 người từ 12-75 tuổi.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!