Thời điểm nào nên đi siêu âm lần đầu tiên để chắc chắn mình có thai? Đây chắc chắn là thắc mắc của rất nhiều chị em lần đầu mang thai cần được giải đáp. Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu về siêu âm thai nhi để giải đáp câu hỏi này.
Lần đầu tiên siêu âm nên bắt đầu từ tuần thai thứ bao nhiêu?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, sau khoảng 3 tuần trễ kinh cùng với các dấu hiệu lâm sàng hoặc thử que thai, các chị em nên đi khám để xem mình có thai hay không. Với lần siêu âm đầu tiên, các mẹ sẽ biết được thai đang ở tuần thứ mấy, phát triển có tốt không; ngoài ra mẹ cũng cần tiến hành xét nghiệm máu.
Bên cạnh đó, lần siêu âm đầu tiên còn giúp mẹ biết được các vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, tim sản, cao huyết áp,... Nhờ đó, bà bầu sẽ được tư vấn cách điều trị, dưỡng thai tốt nhất cho sự phát triển của em bé.
Những mốc thời gian siêu âm thai mẹ bầu cần nhớ
Theo lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa sản, trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ bầu bắt buộc phải đi siêu âm thai tại 3 mốc thời gian quan trọng. Cụ thể là:
- - Từ thai thứ 12 - 14: Mốc thời gian này giúp bác sĩ xác định chính xác nhất tuổi của thai nhi. Quan trọng hơn, siêu âm trong thời điểm này có thể dự đoán được những bất thường bẩm sinh của thai nhi để có phương án xử lý tốt nhất. Với những mẹ sinh thai đơn hay đôi thì đây cũng là thời gian siêu âm cho kết quả chính xác.
- - Tuần thai thứ 21 - 24: Khi siêu âm ở thời điểm thai kỳ 21 – 24, bác sĩ có thể kiểm tra sự phát triển bình thường của hầu hết các cơ quan bên trong như cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay, chân. Ngoài ra, những biểu hiện bất thường về hình thái như sứt môi, hở hàm ếch cũng có thể được phát hiện.
- - Tuần thai thứ 30 - 32: Một số dấu hiệu bất thường thường xuất hiện muộn ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc não sẽ được bác sĩ phát hiện ở thời điểm này khi siêu âm. Bên cạnh đó, tình trạng dây rốn, vị trí nhau thai hay đặc điểm của nước ối (đục, trong, nhiều hay thiếu) cũng được bác sĩ kiểm tra.
Những vấn đề mẹ bầu cần lưu ý khi siêu âm thai
Trước khi tiến hành siêu âm, chị em nên uống 2 – 3 ly nước trước khoảng 1 tiếng và nhịn đi tiểu. Khi đó, bàng quang sẽ căng ra giúp việc siêu âm trở nên dễ dàng hơn.
Quá trình siêu âm thai qua âm đạo được thực hiện bằng cách đưa đầu dò của máy siêu âm vào âm đạo của sản phụ. Phương pháp này giúp xác định hiện tượng mang thai ngoài tử cung ở giai đoạn sớm một cách chính xác hơn. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, bạn nên trò chuyện với bác sĩ để biết rằng phương pháp này có phù hợp với bạn hay không.
Ngoài ra, có một lưu ý là siêu âm không phải lúc nào cũng có thể phát hiện dị tật thai nhi, trong một số trường hợp đến khi bé chào đời bác sĩ mới phát hiện ra dị tật.
Giá tiền của siêu âm doppler mạch máu thai nhi mẹ cần nên biết
Mách mẹ cách tính tuổi thai để tránh nhầm lẫn ngày sinh
2
Những điều cần biết về quá trình rụng trứng ở phụ nữ
Phải hiểu: Dùng que thử thai thấy 2 vạch mờ nhưng siêu âm thì không có thai?
5 chỉ số siêu âm quan trọng trong những tháng cuối mẹ bầu cần biết
Siêu âm 2D là phương pháp sử dụng để đo chiều dài, đường kính của bào thai giúp so sánh với những kích thường bào thai bình thường. Còn siêu âm 3D giúp các mẹ theo dõi được hình ảnh bào thai với kích thước thật, rõ ràng hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, siêu âm 3D chỉ thường sử dụng trong các trường hợp phát hiện dị tật thai nhi, chứ không đưa ra những chỉ số về kích thước, trọng lượng, tuổi thai nhi chính xác bằng siêu âm 2D.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!