Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng chống sốt xuất huyết

Sống khỏe mạnh - 05/15/2024

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện 1388/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết(SXH).

Trong 7 tháng đầu năm 2016, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết có những diễn biến phức tạp. Tính từ đầu năm 2016 đến nay, cả nước ghi nhận 49.049 trường hợp, trong đó có 17 trường hợp tử vong.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng chống sốt xuất huyết

Thủ tướng chỉ đạo phòng chống sốt xuất huyết. (Ảnh minh họa: Internet)

Sốt xuất huyết hiện đã xảy ra tại 48 tỉnh, thành phố trong cả nước. Số trường hợp mắc có xu hướng gia tăng và có nguy cơ lan rộng tập trung tại một số tỉnh, thành phố như: Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên, Đà Nẵng, Đồng Tháp, TP. Hồ Chí Minh, Bình Phước, đặc biệt tại 4 tỉnh Tây Nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông.

Nguyên nhân do dịch sốt xuất huyết có tính chất chu kỳ, cùng với diễn biến bất thường của thời tiết như hiện tượng El Nino dẫn đến nhiệt độ tăng, hạn hán, các địa phương tích trữ nước nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho lăng quăng (bọ gậy) phát triển. Bên cạnh đó, ý thức của người dân chưa cao, còn chủ quan, lơ là, không chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 ngày 02/8/2016 về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đặc biệt phòng chống dịch sốt xuất huyết trong mùa mưa năm nay, Ngày 05/8/2016 Bộ Y tế đã có Công điện số 782/BYT-DP gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo các biện pháp tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Cục Y tế dự phòng xin đăng tải toàn văn Công điện:

Hạn chế tử vong do SXH

Chiều 5/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã ký công điện số 782/CĐ-BYT gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh SXH. Theo đó, để tăng cường các biện pháp phòng chống SXH trong mùa mưa bão, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố triển khai mạnh mẽ chiến dịch diệt lăng quăng (bọ gậy). Riêng ngành y tế thực hiện tốt giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh để tiến hành xử lý ổ dịch kịp thời, phun hoá chất diệt muỗi tại ổ dịch đúng kỹ thuật (2-3 lần cách nhau 1 tuần) để xử lý triệt để các ổ dịch. Đảm bảo 100% các hộ gia đình được phun theo chỉ đạo của ngành y tế.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế yêu cầu tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân, điều trị đúng phác đồ, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do SXH. Thực hiện tốt việc phân loại bệnh nhân, phân tuyến điều trị, tránh hiện tượng bệnh nhân đến bệnh viện muộn, không được cấp cứu điều trị kịp thời hoặc gây quá tải bệnh viện. Mặt khác, tổ chức tập huấn về công tác giám sát bệnh nhân, giám sát côn trùng, kỹ thuật phun hoá chất, diệt lăng quăng (bọ gậy), xử lý ổ dịch, kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế dự phòng, cộng tác viên. Tập huấn về phác đồ điều trị, xử lý cấp cứu bệnh nhân cho cán bộ y tế làm công tác điều trị, bao gồm cả hệ thống y tế tư nhân tại tất cả các tuyến.

Bộ Y tế cũng đề nghị Sở Thông tin và truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng, truyền thông cơ sở phối hợp với ngành y tế triển khai mạnh mẽ các hoạt động tuyên truyền tới người dân trong cộng đồng về các biện pháp diệt lăng quăng (bọ gây), nằm màn, chống muỗi đốt và phối hợp với cơ quan y tế trong việc phun hoá chất diệt muỗi tại các hộ gia đình. Khi có dấu hiệu của bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà.

Đối với Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, UBND các cấp cân đối ngân sách, cấp và bổ sung kinh phí kịp thời cho công tác giám sát, truyền thông, tập huấn, trả công người đi phun hoá chất, bồi dưỡng người tham gia chống dịch và các hoạt động phòng chống dịch khác. Đảm bảo đủ nhu cầu về thuốc, vật tư, hoá chất, trang thiết bị để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch chủ động đạt hiệu quả.

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết

Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.

- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

+ Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

+ Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.

+ Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.

+ Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.

- Phòng chống muỗi đốt

+ Mặc quần áo dài tay.

+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.

+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...

+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

+ Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

>> Xem thêm: Vì sao sốt xuất huyết khiến nhiều người tử vong?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!