Thực hiện nghiêm biện pháp phòng tay chân miệng

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Tay chân miệng là bệnh do vi-rút gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Để giảm thiểu những biến chứng của bệnh tay chân miệng gia đình nên đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế nếu thấy trẻ có biểu hiện bệnh để điều trị kịp thời.

Cách xử trí thông thường là nghỉ ngơi, uống nhiều nước, điều trị triệu chứng như dùng thuốc hạ sốt, giảm đau như acetaminophen hay ibuprofen. Sốt và khó chịu sẽ đỡ sau 3 - 4 ngày. Phồng rộp trong miệng và họng sẽ hết sau khoảng 7 ngày. Bọng nước trên tay và chân sẽ hết sau khoảng 10 ngày.

Thực hiện nghiêm biện pháp phòng tay chân miệng

Khi bị tay chân miệng sẽ xuất hiện các vết phỏng trên da (Ảnh minh họa: Internet)

Tuy chưa có cách phòng bệnh tay chân miệng đặc hiệu (ví dụ vắc-xin) song có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh bằng các biện pháp thực hành vệ sinh. Các biện pháp bao gồm rửa tay (đặc biệt sau khi đi vệ sinh hay vệ sinh cho trẻ), lau sạch các bề mặt bị nhiễm bẩn bằng xà phòng và nước, sau đó tiệt khuẩn bằng dung dịch chloramin B.

Tránh các tiếp xúc gần với trẻ bệnh (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng cá nhân...), cần cách ly trẻ bệnh tại nhà đến khi khỏi bệnh. Nên chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bằng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, súc miệng nước muối ấm sau bữa ăn.

Nhân viên y tế cần mang khẩu trang, sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc bệnh nhân, khử khuẩn bề mặt, giường bệnh bằng chloramin B, xử lý chất thải theo đúng quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!