Thức khuya: Mắt kém, da xấu, não yếu, đau dạ dày

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Ngoài ra, chỉ cần trong 3 đêm liên tục không thể đảm bảo được giấc ngủ kéo dài từ 7-8 tiếng, hệ thống miễn dịch có thể giảm còn lại 60%.

Bạn thường có thói quen thức khuya đến 1h, 2h sáng để hoàn thành nốt công việc. Bạn có bao giờ nghĩ rằng thói quen đó có thể bào mòn sức khỏe của bạn như thế nào không?

Đồng hồ sinh học của chúng ta hoạt động theo một quy luật nhất định và nếu phá vỡ quy luật đó thì chắc chắn sẽ để lại những hậu quả.

1. Da lão hóa

Thiếu ngủ làm da khô, nhiều nếp nhăn, mụn, nám… Vì từ khoảng 22:00 – 02:00 sáng là thời gian quá trình trao đổi chất của da mạnh nhất, cần nghỉ ngơi để quá trình này đạt hiệu quả cao. Khi bạn thức khuya, những chất độc hại dễ dàng xâm nhập vì da mở rộng lỗ chân lông, hơn nữa thức khuya gây mất cân bằng nội tiết tố,rối loạn sự tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất và hệ thống thần kinh, dễ gây nám da và nổi mụn trứng cá,da bị khô, không có sức đàn hồi, sạm, không bóng…Từ nửa đêm cho đến 4h sáng là thời gian tủy sống tạo máu, vì vậy không nên thức khuya.

Thức khuya: Mắt kém, da xấu, não yếu, đau dạ dày

Thức khuya là thói quen cực tai hại (ảnh minh họa: Internet)

2. Thị lực giảm

Có lẽ cơ quan mệt nhất khi chúng ta thức khuya là đôi mắt, khi cơ mắt mỏi thì thị lực suy giảm, thức khuya thời gian dài thậm chí có thể làm cho mắt không nhận rõ được màu sắc…

3. Đau dạ dày

Thức khuya có thể gây viêm loét dạ dày. Dạ dày đây là cơ quan khá mẫn cảm, việc thức khuya làm a-xít dạ dạy tiết ra nhiều nên có thể làm viêm loét dạ dày. Ngoài ra, những chất kích thích như thuốc lá, trà, cà phê cũng gây bất lợi cho dạ dày.

Thói quen thức khuya không phải lỗi do bạn? (Việt hóa bởi Songkhoe.vn)

4. Não suy yếu

Thức khuya làm suy giảm trí nhớ, đau đầu, mỏi mắt, sức phản ứng của cơ thể chậm chạp, vì khi ngủ là lúc bộ não phục hồi những tế bào não làm nhiệm vụ ghi nhớ, cố thức sẽ gây tổn hại những tế bào này, làm suy giảm trí nhớ. Khi thức khuya cũng có nghĩa là thần kinh chúng ta phải làm việc tăng ca, hệ quả là mệt mỏi và mất tỉnh táo, phản ứng chậm chạp và dễ đau đầu.

5. Giảm sức đề kháng

Khi sức đề kháng suy giảm thì cơ thể dễ bị nhiễm bệnh. Ban đêm là thời gian quan trọng nhất để cơ thể sản sinh tế bào mới, việc thức khuya làm cơ thể duy trì trạng thái tiêu thụ năng lượng, và hệ thống miễn dịch phải hoạt động quá sức vì cần tiếp tục chống lại ảnh hưởng từ bên ngoài. Theo nghiên cứu, đối với người trưởng thành, chỉ cần trong 3 đêm liên tục không thể đảm bảo được giấc ngủ kéo dài từ 7-8 tiếng, hệ thống miễn dịch có thể giảm còn lại 60%.

Thức khuya: Mắt kém, da xấu, não yếu, đau dạ dày

Thức khuya gây ra cực nhiều căn bệnh nguy hiểm (ảnh minh họa: Internet)

6. Nguy cơ béo phì

Cơ thể con người có hai loại thần kinh là thần kinh giao cảm và thần kinh giao cảm phụ. Ban ngày cơ thể hoạt động sôi nổi, thần kinh giao cảm sẽ giúp cho dạ dày co bóp mạnh, trợ tiêu hóa và hấp thu. Đêm đến, thần kinh giao cảm phụ hoạt động trong lúc cơ thể được nghỉ ngơi, cũng tích lũy những dinh dưỡng đã hấp thu trong cơ thể. Nếu như ăn vào ban đêm, khiến sáng hôm sau ăn không ngon miệng, gây mất cân bằng dinh dưỡng, dẫn đến béo phì.

Thức khuya thời gian dài làm độc tố tích tụ ngày càng nhiều trong cơ thể, khiến cơ thể mất thăng bằng, quy luật hoạt động tự nhiên bị phá vỡ gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Vì thế, chúng ta hãy cố gắng đảm bảo ngủ sớm và ngủ đủ giấc

>> Xem thêm: Cách thức khuya an toàn để bảo vệ nhan sắc

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!