Thuốc bôi khi bị chân tay miệng mẹ nên biết

Tủ Thuốc Gia Đình - 11/24/2024

“Thưa bác sĩ, cháu nhà tôi được 3 tuổi, dạo gần đây trên cơ thể cháu có xuất hiện các bóng nước. Khi vỡ ra thì bé thấy ngứa và muốn đưa tay gãi nên khiến các vết bỏng nước trở nên nghiêm trọng hơn. Theo tìm hiểu thì tôi được biết có thể bé bị bệnh chân tay miệng. Tôi muốn hỏi, nên dùng thuốc bôi nào trên các vết bỏng nước cho bé thì hiệu quả và an toàn? Cảm ơn bác sĩ” - Câu hỏi của chị Nguyễn Thị Minh, Hà Nội.

“Thưa bác sĩ, cháu nhà tôi được 3 tuổi, dạo gần đây trên cơ thể cháu có xuất hiện các bóng nước. Khi vỡ ra thì bé thấy ngứa và muốn đưa tay gãi nên khiến các vết bỏng nước trở nên nghiêm trọng hơn. Theo tìm hiểu thì tôi được biết có thể bé bị bệnh chân tay miệng. Tôi muốn hỏi, nên dùng thuốc bôi nào trên các vết bỏng nước cho bé thì hiệu quả và an toàn? Cảm ơn bác sĩ” - Câu hỏi của chị Nguyễn Thị Minh, Hà Nội.

Bệnh chân tay miệng là một bệnh rất hay gặp ở trẻ, đặc biệt khi các bé gặp phải các tác nhân gây bệnh trong môi trường vui chơi tại các nhà trẻ. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng biết cách chăm sóc cho bé mỗi khi bị bệnh, đặc biệt là các mẹ hay nghe theo tin đồn và dùng các loại thuốc bôi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Vì thế, ở bài viết này Lily & WeCare sẽ cung cấp cho các mẹ một số loại thuốc bôi khi bị chân tay miệng an toàn hiệu quả được bác sĩ khuyên dùng.

1. Xanhmethylen

Đặc điểm: Đây là loại thuốc giải độc, sát khuẩn nhẹ. Thuốc có các dạng dùng như viên nén, thuốc tiêm, dung dịch dùng ngoài 1% hoặc dung dịch milian (gồm xanh methylen, tím gentian, ethanol, nước cất...).

Tác dụng:

Xanh methylen thường được dùng trong điều trị methemoglobin-huyết do thuốc hoặc không rõ nguyên nhân, điều trị ngộ độc cyanid và điều trị triệu chứng methemoglobin-huyết. Bên cạnh đó, thuốc cũng có tác dụng sát khuẩn nhẹ và nhuộm màu các mô, điều trị chốc lở, viêm da mủ, sát khuẩn đường niệu sinh dục hoặc làm thuốc nhuộm các mô trong một số thao tác chẩn đoán (nhuộm vi khuẩn...).

Chú ý: thuốc chỉ nên dùng trong một thời gian ngắn. Dùng lâu dài có thể gây tan máu ở trẻ nhỏ và ở người bệnh thiếu glucose -6 phosphat ehydrogenase.

Thuốc bôi khi bị chân tay miệng mẹ nên biết

Thuốc Xanhmethylen

2. Milian

Đây là loại thuốc bôi khi bị chân tay miệng ở trẻ em được bác sĩ khuyên dùng.

Thuốc Milian thuộc nhóm: Thuốc dùng ngoài da.

Giá cả: 3.000 VNĐ

Chỉ định: Thuốc được chỉ định dùng để trị chốc lở, chàm má, eczema.

Chống chỉ định: Không dùng Milian cho phụ nữ có thai và cho con bú, người bị suy thận.

Tác dụng của thuốc: Thuốc có chứa thành phần Xanh methylen – đây là thành phần có tính sát khuẩn, điều trị nhiễm vi khuẩn và virus ngoài da...Vì có tác dụng như thuốc giải độc, sát khuẩn tại chỗ nên thuốc thường được sử dụng để trị vết thương ngoài da cũng như chống bội nhiễm.

Thuốc bôi khi bị chân tay miệng mẹ nên biết

3. Thuốc zytee

Dược lực của thuốc:

Choline salicylate là thuốc giảm đau mạnh và có tác dụng nhanh dùng để bôi tại chỗ. Đây là thuốc có tác dụng làm giảm đau trong vòng 3-4 phút và tác dụng kéo dài trong 3-4 giờ. Đây là loại thuốc bôi khi bị chân tay miệng được dùng trong trường hợp bé bị đau, viêm loét miệng.

Chỉ định của bác sĩ: Thuốc có tác dụng làm giảm đau răng, viêm lưỡi, viêm miệng, loét miệng và điều trị các tổn thương viêm khác ở miệng.

Chống chỉ định: Thuốc tăng cảm với benzalkonium chloride hay choline salicylate.

Liều lượng và cách dùng:

Nhỏ một hay hai giọt keo thuốc lên đầu ngón tay trỏ rồi chấm xoa nhẹ lên vùng bị tổn thương. Có thể lặp lại 3-4 giờ một lần nếu cần hoặc có thể làm theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Chú ý: Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để tránh các tác dụng phụ của thuốc.

Như vậy, ở bài trên Lily & WeCare đã cung cấp cho chị Minh cũng như những bà mẹ khác các thông tin về các loại thuốc bôi khi bị chân tay miệngở trẻ. Lily & WeCare hi vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích cho các mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!