Thuốc kháng sinh Azithromycin, những điều nên biết (Phần 2)

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Ngoài những thông tin cơ bản của thuốc kháng sinh Azithromycin ở phần 1, hãy cùng Hello Bacsi tiếp tục tìm hiểu nhé.

Thuốc kháng sinh Azithromycin là loại thuốc kháng sinh được dùng phổ biến trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, nhiễm trùng tai,… Vậy bạn đã biết gì về loại thuốc này chưa?

Ngoài những thông tin cơ bản của thuốc Azithromycin ở phần 1, hãy cùng Hello Bacsi tiếp tục tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích về loại thuốc này nhé.

Hướng dẫn sử dụng Azithromycin

Bạn nên uống thuốc Azithromycin đúng theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ theo tất cả các hướng dẫn sử dụng in trên nhãn thuốc được kê toa. Đặc biệt, bạn không được tự ý dùng thuốc này khác với liều lượng và thời gian được khuyến cáo. Liều và thời gian điều trị có thể khác nhau đối với những loại nhiễm trùng khác nhau.

Bạn có thể dùng hầu hết các dạng thuốc Azithromycin kèm với thức ăn hoặc không. Dùng dung dịch uống Zmax cách khoảng thời gian dài khi dạ dày rỗng (chưa ăn uống), ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn.

Cách sử dụng gói dung dịch uống theo liều đơn

Bạn hòa thuốc cùng 60ml nước, khuấy đều hỗn hợp này và uống hết tất cả ngay sau đó. Bạn tuyệt đối không tiết kiệm cho lần sử dụng tiếp theo. Để đảm bảo uống hết toàn bộ liều, bạn hãy thêm một ít nước vào ly, lắc nhẹ nhàng và uống ngay.

Bạn cần vứt và không dùng dung dịch uống Zmax đã được hòa tan cùng với bất kỳ thuốc nào mà không được sử dụng trong vòng 12 giờ.

Bạn hãy lắc đều dung dịch uống ngay trước khi bạn đo liều lượng. Đo thuốc dạng chất lỏng với ống tiêm có vạch số hoặc với muỗng đo liều đặc biệt hoặc cốc thuốc chuyên dụng. Hãy hỏi dược sĩ nếu bạn không có dụng cụ đo liều.

Bạn nên sử dụng thuốc trong khoảng thời gian quy định với liều lượng đầy đủ. Triệu chứng của bạn có thể được cải thiện trước khi tình trạng nhiễm trùng hoàn toàn được loại bỏ. Bỏ qua liều cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tái phát có thể kháng lại thuốc kháng sinh.

Tác dụng phụ của Azithromycin

Azithromycin không gây buồn ngủ, nhưng có thể mang lại một số tác dụng phụ khác khi dùng.

Các tác dụng phụ thường gặp

  • Tiêu chảy;
  • Buồn nôn;
  • Đau dạ dày;
  • Nôn mửa.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng

Gọi bác sĩ ngay nếu bạn có các phản ứng phụ nghiêm trọng. Tác dụng phụ nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Các vấn đề về gan bao gồm các triệu chứng như:
    • Mệt mỏi hoặc yếu;
    • Chán ăn;
    • Đau dạ dày trên;
    • Nước tiểu sẫm màu;
    • Vàng da hoặc vàng tròng trắng mắt.
  • Hội chứng QT kéo dài, có thể gây rối loạn nhịp tim dẫn đến tim đập nhanh hoặc bất thường.
  • Phản ứng dị ứng, có các triệu chứng như:
    • Khó thở;
    • Sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng;
    • Phát ban;
    • Phản ứng da nghiêm trọng, chẳng hạn như hội chứng Stevens-Johnson hoặc hoại tử biểu mô nhiễm độc, có thể gây ra các triệu chứng như phồng rộp da, da đỏ tấy hoặc da tróc vảy (da chết).

Nếu bạn uống quá liều, bạn hãy lập tức liên lạc với Trung tâm cấp cứu 115 hoặc bệnh viện gần nhất khi vô ý dùng thuốc quá liều để nhận điều trị kịp thời.

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng liều đó càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu liều đó quá gần với thời gian dùng liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm quy định. Tuyệt đối không dùng gấp đôi liều đã được chỉ dẫn để bù lại liều đã quên.

Hướng dẫn bảo quản Azithromycin

Thuốc cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp, tránh ẩm. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm, đồng thời giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên bỏ thuốc vào nhà vệ sinh (bồn cầu) hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có hướng dẫn cho phép. Nhớ phải tiêu hủy thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không cần sử dụng nữa bạn nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Da nổi đốm đỏ ngứa: có thể bạn đã bị phát ban nhiệt
  • Để không chán ăn khi điều trị ung thư đại trực tràng
  • Hội chứng Stevens-Johnson

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!