Trên thế giới không còn xa lạ gì với loại thuốc tránh thai dạng tiêm và nó có hiệu quả tới 99%. Ở nước ta, hình thức tránh thai dạng tiêm chưa thực sự phổ biến, thường chỉ có ở những thành phố lớn. Lily & WeCare sẽ giúp các chị em tìm hiểu rõ xem tiêm thuốc tránh thai liệu có làm ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không.
Những ưu điểm vượt trội của thuốc tránh thai dạng tiêm
Theo nghiên cứu, thuốc tránh thai dạng tiêm giúp ngừa thai gần như là 100%. Các thành phần có trong thuốc sẽ giúp ức chế tiết chất nhầy ở cổ tử cung, khiến tinh trùng không thể bơi vào buồng trứng được. Khi dùng liều cao khoảng 150mg/lần, thuốc sẽ hấp thu chậm hơn và chị em có thể tránh thai trong 3 tháng. Thuốc được nghiên cứu là khá an toàn, không hề làm ảnh hưởng tới quá trình sinh sản sau này của chị em. Nếu muốn sinh con thì chỉ cần ngưng tiêm thuốc là được.
Khi tiêm thuốc tránh thai sẽ không làm chậm quá trình tiết sữa ở mẹ. Về cơ bản, dù thuốc có ngấm vào sữa mẹ nhưng cũng không đáng kể và không làm ảnh hưởng gì đến sự phát triển chiều cao, cân nặng và trí tuệ của trẻ. Thế nên, những phụ nữ đang cho con bú có thể sử dụng thuốc tránh thai dạng tiêm được.
Thuốc tránh thai còn không làm rối loạn mạch máu, huyết áp ở mẹ, không ảnh hưởng đến gì việc sản xuất steroid và hệ miễn dịch, không gây phù nề, hay không làm phát triển u xơ tử cung nên những người bị u xơ tử cung cũng dùng được, người bị bệnh van tim chưa có biến chứng cũng có thể dùng được.
Thuốc tránh thai dạng tiêm có ảnh hưởng đến thai nhi?
Mặc dù có tác dụng tránh thai trong vòng 3 tháng nhưng thuốc tránh thai dạng tiêm vẫn có xác suất nhất định. Vẫn có những người mang thai bình thường trong quá trình tiêm thuốc. Có rất nhiều chị em lo lắng, thuốc sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Thế nhưng trên thực tế không phải như vậy.
Bản chất của thuốc tránh thai dạng tiêm là nội tiết nên khi đưa vào cơ thể gây ức chế rụng trứng, ngăn có thai, không cho thai có cơ hội được làm tổ. Thuốc không hề gây ảnh hưởng gì đến quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Thế nên chị em cũng đừng quá lo lắng.
Thuốc tránh thai dạng tiêm có tác dụng phụ thế nào?
Mặc dù không ảnh hưởng gì tới thai nhi nhưng tiêm thuốc tránh thai cũng vướng phải một số những tác dụng phụ không mong mốn như:
- Bị mất kinh tạm thời: Nguyên nhân là do thuốc tránh thai dạng tiêm chỉ chứa progestin nên sẽ làm mất cân đối estrogen. Đồng thời, progestin cao hơn estrogen sẽ làm niêm mạc cổ tử cung phát triển dày và bong ra gây hiện tượng mất kinh.
- Tăng cân nhanh chóng: Trường hợp tăng cân nhanh chóng khi sử dụng thuốc tránh thai dạng tiêm là phổ biến, có tới 25% phụ nữ tiêm thuốc tránh thai tăng 10kg trong ba năm. Thế nên, nếu chị em thấy tăng cân nhanh chóng phải tới gặp bác sĩ để kiểm tra và đổi thuốc.
Uống thuốc tránh thai lâu dài có ảnh hưởng gì tới sức khỏe?
Thuốc tránh thai sau sinh nên dùng loại nào là thích hợp?
Rắc rối thường gặp khi tránh thai bằng thuốc tránh thai sau sinh
Kinh nguyệt không đều uống thuốc tránh thai như thế nào?
Cách sử dụng thuốc tránh thai khi chu kỳ kinh nguyệt không đều
Bị rong kinh: Khi tiêm thuốc tránh thai sẽ khiến chị em bị rong kinh hiện tượng này thường kéo dài từ 7 đến 8 ngày. Tuy nhiên, lượng máu rong này chỉ xảy ra với những mũi tiêm đầu nên chị em cũng không cần quá lo lắng.
- Gây loãng xương: Những phụ nữ tiêm thuốc tránh thai liên tục từ 2 năm trở lên sẽ làm giảm độ kết dính của xương, gây loãng xương. Thế nên, chị em không nên tiêm thuốc tránh thai liên tục trong vòng 2 năm để tránh nguy cơ này.
- Khiến tâm trạng bất an: Chị em sẽ thường buồn giận vô cớ, thường xuyên thấy chán nản, mệt mỏi. Nếu tình trạng này kéo dài thì nên đến bác sĩ để kiểm tra.
- Bị đau đầu: Tác dụng phụ của thuốc dạng tiêm cũng là đau đầu, đau vú, đau bụng dưới, buồn nôn...
Có thể nói, khi tiêm thuốc tránh thai có thể chị em vẫn bị dính bầu nhưng điều này không hề ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi. Chị em cứ yên tâm dưỡng thai và nếu thấy có triệu chứng bất thường thì hãy liên hệ đến bác sĩ để nhận được tư vấn tận tình nhất.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!