Khi mang thai cơ thể người mẹ diễn ra nhiều sự thay đổi về sinh lý dẫn tới tắc khoang xoang mũi gây viêm xoang. Căn bệnh này gây khó khăn cho bà bầu trong sinh hoạt và còn gây nguy hiểm cho thai nhi nếu không được điều trị đúng cách.
Nguyên nhân gây viêm xoang ở thai phụ
Thay đổi hormone chính là lý do đầu tiên gây tắc xoang mũi. Các chất dịch nhầy trong xoang mũi trở nên nhiều hơn do tác động của progesteron cộng với các động mạch phình ra trong thai kỳ khiến cho khoang xoang rỗng thường ngày bị bịt kín. Các vi khuẩn gây viêm nhiễm nhân cơ hội này tấn công khiến tình trạng viêm bùng phát và gây viêm xoang khi mang thai.
Các tác nhân khác bên ngoài như yếu tố môi trường, thời tiết, khói bụi cũng ảnh hưởng nặng nề tới thai phụ. Khi mang thai cơ thể bà bầu rất nhạy cảm nên thường xuyên hít khói bụi có thể sẽ gây viêm. Đề kháng yếu còn dẫn đến những trận cảm sốt, nếu trị không dứt cảm sốt sẽ diễn biến thành viêm xoang.
Viêm xoang có gây nguy hiểm gì đối với thai nhi không?
Viêm xoang chỉ là tình trạng vi khuẩn tấn công gây ứ đọng dịch ở khoang mũi, bệnh tập trung ở tai mũi họng nên gần như không có tác động xấu đáng kể nào tới bào thai.
Các mẹ bầu có thể hoàn toàn không cần lo lắng rằng viêm xoang sẽ gây ra dị tật hay khiến trẻ kém phát triển. Chúng chỉ gây hại tới trẻ một cách gián tiếp do ảnh hưởng sức khoẻ của mẹ. Viêm xoang lâu dài khiến mẹ ăn ngủ kém, cơ thể suy yếu, chất dinh dưỡng giảm sút khiến bào thai không được nuôi dưỡng ở trạng thái tốt nhất.
Đặc biệt, nếu mẹ điều trị viêm xoang khi mang thai không theo chỉ dẫn, dùng thuốc quá nặng liều thì sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới bé do thuốc điều trị tác động.
Ngoài ra, viêm xoang còn có thể gây ra một số biến chứng như gây mù do xoang, viêm thanh quản mãn tính, gây viêm tai giữa hoặc điếc do xoang. Nên dù không ảnh hưởng đến em bé mẹ cũng cần phải hết sức cẩn thận khi ứng phó với căn bệnh này.
Cách điều trị và mẹo “chung sống” với bệnh xoang dành cho mẹ bầu
điều trị viêm xoang cần có phác đồ cụ thể nên mẹ bầu cần phải đi khám bệnh, kiểm tra tình huống cơ thể và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu mới mang thai ba tháng trở xuống bác sĩ sẽ không cấp thuốc uống cho thai phụ mà chỉ cho các loại thuốc sát khuẩn, giảm tình trạng sưng viêm trực tiếp bằng cách súc rửa hay nhỏ mũi. Khi đã qua ba tháng đầu bác sĩ sẽ căn cứ thể trạng thai phụ và mức độ bệnh để cho thuốc uống phù hợp.
Khi mang thai mọi loại thuốc đưa vào cơ thể đều có khả năng gây hại đến thai nhi nên mẹ không nên tự ý mua thuốc ở các tiệm thuốc tây để điều trị viêm xoang khi mang thai. Các biện pháp điều trị Đông y truyền miệng cũng không nên áp dụng tránh cho bệnh càng nặng thêm, khó cứu vãn hơn.
Để tăng khả năng chữa khỏi viêm xoang các mẹ bầu có thể tăng cường các loại thực phẩm có nhiều vitamin C. Các loại vitamin có rất nhiều trong trái cây sẽ giúp mẹ tăng sức đề kháng và giảm viêm nhiễm trong khoang mũi.
Mẹ bầu ra sữa non khi mang thai có nguy hiểm hay không?
Tiêm thuốc tránh thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi?
Vì sao mang bầu 6 tuần chưa thấy tim thai?
Những loại hoa quả tốt cho bà bầu
3
Bí quyết mặc trang phục bầu vừa đẹp vừa tiện lợi trong 3 tháng cuối
Ăn các loại thực phẩm như thịt nạc, cá, các loại đậu, khoai tây, sữa sẽ giúp mẹ giảm tình trạng viêm xoang do các thực phẩm này chứa nhiều kẽm. Nếu cơ thể thiếu kẽm mẹ bầu cũng có thể bổ sung bằng viên uống theo chỉ dẫn của bác sĩ vì kẽm là vũ khí chống viêm khá hiệu quả nên nó có tác dụng với cả viêm xoang và các bệnh viêm nhiễm khác.
Nguyên nhân viêm xoang khi mang thai đến phần lớn từ môi trường nên mẹ bầu hạn chế tiếp xúc với những nơi bụi bặm nhiều, khói thuốc lá, nước hoa hoặc các loại mùi kích thích khứu giác khác.
Dùng nước muối sinh lý rửa mũi mỗi ngày sẽ giúp tình trạng viêm giảm bớt và tăng khả năng phòng bệnh viêm xoang.
Thường xuyên giữ cho không khí có độ ẩm cân bằng bằng cách đặt ca nước hoặc thau nước ở trong phòng ngủ. Độ ẩm không khí giúp mũi bạn không bị khô, bớt khó chịu và giảm khả năng bị viêm xoang khi mang thai.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!