Trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ, tất cả các cơ quan và các bộ phận trong cơ thể của thai nhi đã hình thành, tiếp tục phát triển, hoàn thiện và bắt đầu hoạt động. Dưới đây, Lily & WeCare sẽ cung cấp cho các mẹ thông tin chi tiết về quá trìnhphát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ để cha mẹ nắm rõ và có những bước chăm sóc sức khỏe cho thai nhi một cách phù hợp.
Quá trình phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối
Tuần 27 và 28:
Vào tuần thứ 27, thai nhi có thể nặng hơn 900g. Phổi của bé lúc này có thể tự thở oxy nhưng vẫn còn rất yếu. Thai nhi phát triển lớn dần vì vậy bé thường hay thay đổi nhiều tư thế trong bụng mẹ. Trong giai đoạn này, mẹ bầu hãy nằm nghiêng và lót một chiếc gối mềm bên hông để cảm thấy thoải mái và không bị đau lưng.
Mẹ bầu nên nằm nghiêng và lót gối mềm bên hông.
Tuần 29:
Phổi và hệ cơ của bé tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Trong 3 tháng cuối, não của trẻ phát triển rất nhanh, hộp sọ cũng to ra để não phát triển nhanh hơn. Sự phát triển nhanh và toàn diện của bé khiến bé cần được cung cấp nhiều dưỡng chất như protein, vitamin C, axit folic và sắt. Hệ xương của bé cũng tăng trưởng nhanh nên bé cũng cần nhiều canxi cho việc phát triển vỏ não của bé mỗi ngày. Trong tuần thứ 29, bé sẽ dài khoảng 38,6 cm và nặng hơn 1100g.
Tuần 31:
Trong thời gian này, bé đã tròn trịa hơn, tóc mọc nhiều và dày, chân tay cũng đã cứng cáp hơn trước. Chiều cao và cân nặng chuẩn của bé là khoảng 1,7kg và 42cm.
Tuần 32:
Bé bắt đầu xoay đầu xuống dưới để chuẩn bị chào đời. Phổi của bé đã phát triển dần hoàn thiện và có thể tự thở được với môi trường sống bên ngoài.
Thai nhi tuần 32.
Tuần 34:
Lúc này, một số bé đã có kích thích gần bằng như lúc sinh sau này. Lớp mỡ bên dưới da giúp cho thân nhiệt của bé ổn định nếu ra môi trường bên ngoài. Bé sẽ nặng khoảng 2,1 kg và dài khoảng 45,72kg. Bé sinh ra vào thời điểm này thì ít nhất cũng sẽ có 80% khả năng sống sót nên mẹ bầu có thể yên tâm hơn.
Tuần 36:
Những lông tơ xung quanh của bé hầu như đã rụng gần hết. Lúc này, bé có thể đạt cân nặng khoảng 2,5kg và dài khoảng 46cm.
Tuần 38:
Mọi cơ quan trong cơ thể của bé đã bắt đầu sẵn sàng cho việc hoạt động đúng chức năng của mình khi được ra môi trường bên ngoài. Thậm chí, bé bắt đầu có thể nắm tay lại nếu chạm phải vật gì. Bé nặng khoảng 3kg, dài 49,8 cm. Từ tuần này trở đi, mẹ sẽ phải chuẩn bị tâm lý là bé có thể chào đời bất kỳ lúc nào.
Từ tuần 38, thai nhi sẵn sàng chào đời.
Điểm qua một số loại sữa tăng trưởng chiều cao cho bé
Cân nặng và chiều cao cho trẻ sơ sinh theo tiêu chuẩn WHO
Các loại ghế tập đứng dành cho trẻ để các mẹ tham khảo
Độ tuổi dậy thì ở bé trai và những lưu ý cơ bản
Gợi ý các loại sữa cho bà bầu 3 tháng cuối tốt nhất
Tuần 40:
Bé đã đi đến những giai đoạn cuối cùng của thay kỳ, đạt chiều dài hơn 51 cm và nặng khoảng 3,4-3,6 kg. Tất cả các cơ quan trong cơ thể đã hoàn toàn trưởng thành. Bé có đủ lông mi, lông mày và tóc bao phủ toàn bộ da đầu. Lông tơ biến mất, móng tay và móng chân mọc dài và cứng. Bé đã vô cùng sẵn sàng để chào đời và bắt đầu một cuộc sống mới ở bên ngoài cơ thể mẹ.
Dưới đây là các tiêu chuẩn về quá trìnhphát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối.
- Tuần thứ 27: 36.6cm; 875g
- Tuần thứ 28: 37.6cm; 1005g
- Tuần thứ 29: 38.6cm; 1153g
- Tuần thứ 30: 39.9cm; 1319g
- Tuần thứ 31: 41.1cm; 1502g
- Tuần thứ 32: 42.4cm; 1702g
- Tuần thứ 33: 43.7cm; 1918g
- Tuần thứ 34: 45cm; 2146g
- Tuần thứ 35: 46.2cm; 2383g
- Tuần thứ 36: 47.4cm; 2622g
- Tuần thứ 37: 48.6cm; 2859g
- Tuần thứ 38: 49.8cm; 3083g
- Tuần thứ 39: 50.7cm; 3288g
- Tuần thứ 40: 51.2cm; 3462g
3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi lớn nhanh nhất và mẹ bầu sẽ có nhiều sự thay đổi nhất. Để bé sinh ra được khỏe mạnh và phát triển toàn diện, mẹ bầu cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng thai kỳ hợp lý cũng như chế độ sinh hoạt lành mạnh đảm bảo bản thân được khỏe mạnh trước khi sinh con cũng như tạo điều kiện cho bé được phát triển tối ưu nhất.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!