Tìm hiểu triệu chứng đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm hay còn gọi là mồ hôi trộm, là dấu hiệu thường gặp ở trẻ nhỏ khi hệ thần kinh chưa phát triển, nó sẽ tự hết khi lớn lên. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và xuất hiện ở người lớn thì nó có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ của một số bệnh lý nguy hiểm như ung thư, lao, nhiễm trùng... Đây là triệu chứng nguy hiểm mà chúng ta cần đề phòng đặc biệt là ở người lớn. Bài viết sau đây, Lily & WeCare xin gửi tới bạn một số thông tin xoay quanh triệu chứng này.

Đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm hay còn gọi là mồ hôi trộm, là dấu hiệu thường gặp ở trẻ nhỏ khi hệ thần kinh chưa phát triển, nó sẽ tự hết khi lớn lên. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và xuất hiện ở người lớn thì nó có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ của một số bệnh lý nguy hiểm như ung thư, lao, nhiễm trùng... Đây là triệu chứng nguy hiểm mà chúng ta cần đề phòng đặc biệt là ở người lớn. Bài viết sau đây, Lily & WeCare xin gửi tới bạn một số thông tin xoay quanh triệu chứng này.

Tìm hiểu triệu chứng đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn

Mồ hôi trộm vào ban đêm dấu hiệu sức khoẻ bị ảnh hưởng

Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm sẽ làm bạn thấy khó chịu và bị tỉnh giấc thường xuyên nếu chăn gối hoặc quần áo trong tình trạng ướt đẫm. Đặc biệt trong những ngày đông giá rét, cơ thể không khô ráo sẽ rất dễ khiến bạn bị ho và cảm lạnh, lâu dần sức đề kháng giảm sút, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và sinh hoạt thường ngày.

Nếu phòng ngủ quá kín, nhiệt độ nóng bức hoặc khi đang mặc quá nhiều quần áo có thể làm bạn đổ mồ hôi trong giấc ngủ và điều này là hoàn toàn bình thường và việc khắc phục nó sẽ vô cùng dễ dàng. Tuy nhiên nếu đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm ngay cả trong điều kiện mát mẻ thì đó là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, để tìm ra nguyên nhân, bạn cần tới cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, từ đó sẽ có hướng điều trị thích hợp.

Nguyên nhân đổ mồ hôi trộm vào ban đêm

  • Rối loạn thần kinh thực vật: Là những người bị đổ mồ hôi quá mức cả ngày lẫn đêm, có thể kèm theo dấu hiệu hay hồi hộp, lo âu, căng thẳng,... dù không đe dọa đến tình mạng sức khỏe nhưng nó có thể khiến bạn xấu hổ và tự ti khi đứng trước đám đông. Thay đổi lối sống và sử dụng những sản phẩm thảo dược giúp ổn định dẫn truyền thần kinh và cân bằng quá trình bài tiết mồ hoi sẽ là giải pháp an toàn cho mọi đối tượng.
  • Hạ đường huyết: Lượng Glucose trong máu giảm đột ngột (dưới 4mmol/l) có thể gây tăng tiết mồ hôi vào ban đêm, thường xuất hiện ở những người mắc bệnh tiểu đường, đang dùng insulin hoặc uống một số loại thuốc điều trị. Những dấu hiệu cảnh báo sớm cho tình trạng tụt đường huyết trong khi ngủ như: cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi quá mức, ngủ không yên giấc, mệt mỏi khi thức dậy. Ngay lúc này, bạn nên ăn một số thức ăn hoặc thức uống có chứa đường (tinh bột từ một chiếc bánh sandwich hoặc một vài bánh quy, nước đường, nước ép trái cây,...) để cải thiện mức đường trong máu.
  • Thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ: Đây là tình trạng diễn ra phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi khi lượng hormon estrogen suy giảm cùng với sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Trong thời kỳ mãn kinh, chị em phụ nữ thường bị bốc hỏa, nóng trong người, khó ngủ và tâm trạng dễ thay đổi thất thường, điều này có thể dẫn đến đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm. Liệu pháp thay thế hormon, điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có thể giúp làm giảm bớt tình trạng này.

Tìm hiểu triệu chứng đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn

  • Lạm dụng rượu: nếu uống quá nhiều rượu có thể khiến tim đập nhanh, đầu óc quay cuồng và mồ hôi vã ra. Hãy uống ngay một cốc nước chanh hoặc cam để nhanh chóng giải rượu trong tình trạng này.
  • Tác dụng phụ của một số thuốc: Sử dụng một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là đổ mồ hôi vào ban đêm, điển hình như thuốc điều trị bệnh trầm cảm, có 8% đến 22% người bệnh dùng thuốc chống trầm cảm gặp phải tình trạng này. Ngoài ra, thuốc điều trị tâm thần hay thuốc hạ sốt như Aspirin và Acetaminophen không chỉ làm tăng tiết mồ hôi mà chúng còn khiến mặt người bệnh trở nên đỏ bừng. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để giảm liều hoặc thay đổi thuốc điều trị thích hợp.
  • Mắc bệnh nhiễm trùng: Bệnh lao là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất liên quan đến việc đổ mồ hôi vào ban đêm. Nếu là do mắc bệnh lao, ngoài việc ra nhiều mồ hôi về đêm, bệnh nhân sẽ có cảm giác cơ thể sốt cao, mệt mỏi, ho, khó thở, đau ngực khi thở, giảm cân nhanh, đôi khi triệu chứng của bệnh lao cũng sẽ bị nhầm lẫn với triệu chứng của một số bệnh khác như viêm phế quản, viêm phổi nếu ho ra đờm máu. Ngoài ra, một số bệnh nhiễm khuẩn khác như viêm màng trong tim (viêm van tim), viêm tủy xương, áp-xe hoặc nhiễm HIV/AIDS có thể gây tăng tiết mồ hôi. Do vậy, khi có dấu hiệu sốt cao kéo dài, cơ thể mệt mỏi, khó chịu hay phát ban, nổi mẩn đỏ, đổ mồ hôi đêm, bệnh nhân nên tới cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Mắc bệnh ung thư: Đổ mồ hôi ban đêm là một triệu chứng sớm của bệnh ung thư, đặc biệt ở người bệnh ung thư hạch bạch huyết hoặc u lympho. Người bệnh thường bị kèm theo các triệu chứng sút cân nhanh không rõ lý do, sốt cao, ớn lạnh... Tuy nhiên khi có dấu hiệu trên, bệnh nhân cần được làm thêm một số xét nghiệm lâm sàng để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

Làm thế nào để ngăn chặn đổ mồ hôi ban đêm ở người lớn?

Để hạn chế tình trạng tiết mồ hôi, chúng ta nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và kê đơn thuốc hợp lý. Bên cạnh đó, những biện pháp dưới đây cũng có thể giúp bạn ngăn mồ hôi phần nào. Ngoài một số biện pháp cụ thể với từng nguyên nhân gây bệnh đã nêu, bạn có thể áp dụng một số cách sau để giảm thiểu tình trạng mồ hôi ra nhiều vào ban đêm như sau:

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

- Hạn chế thức ăn cay nóng, cà phê, rượu bia và thuốc lá

- Mặc quần áo nhẹ, thông thoáng, dễ thấm mồ hôi khi đi ngủ

- Nếu thời tiết không thực sự lạnh, bạn nên bỏ đệm hoặc thay đổi bộ ga trải giường với chất liệu nhẹ, mỏng hơn.

- Giữ cho phòng ngủ luôn mát mẻ và thông thoáng vào ban đêm.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là cách giúp bạn giảm thiểu mồ hôi vào ban đêm.

Tìm hiểu triệu chứng đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn

  • Bổ sung các thực phẩm giàu canxi: Các thực phẩm giàu canxi như sữa chua béo, phomat, quả hạnh, đậu bỏ lò, và các loại sữa giàu canxi.
  • Ăn các loại rau quả sẽ giúp cơ thể luôn đủ nước, hệ tiêu hóa vận hành tốt. Đặc biệt, nước ép nho và nước ép cà chua được xem làm những "phương thuốc" thiên nhiên rất hữu hiệu.
  • Sử dụng dầu ô liu: Dầu oliu không chỉ giúp giảm tiết mồ hôi mà còn rất tốt cho huyết áp và lượng cholesterol trong máu. Dầu oliu có hương vị rất thơm ngon, chúng ta có thể sử dụng thay thế cho dầu thực vật trong khi nấu nướng.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Thực phẩm cay, nhiều dầu và chất béo khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường vì chúng làm cơ thể giải phóng độc tố và chất thải đi qua mồ hôi, khiến mùi mồ hôi thêm tệ hơn. Bên cạnh đó, cà phê hay thực phẩm có chứa nhiều caffeine cũng làm tăng quá trình tiết mồ hôi. Duy trì một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát phần nào tình trạng này đấy.
  • Đảm bảo vệ sinh cơ thể: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong việc kiểm soát mồ hôi cơ thể. Chúng ta nên dùng những loại xà phòng trung tính hoặc xà phòng diệt khuẩn để đảm bảo cho cơ thể luôn thơm tho sạch sẽ.

Nếu thực hiện một số cách trên mà không cải thiện tình trạng bệnh thì Lily & WeCare khuyên bạn hãy thăm khám bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Bệnh viện nội tiết trung ương khám những bệnh gì?
  • Kinh nghiệm đi khám bướu cổ ở bệnh viện nội tiết trung ương

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!