Bệnh viêm màng não do não mô cầu là bệnh nhiễm trùng ở màng não (viêm màng não mủ) nhưng có những đặc điểm khác biệt nên được tách thành một bệnh riêng: Bệnh viêm màng não do não mô cầu (Viêm màng não mô cầu).
Sophie Royce (23 tuổi) sống tại thị trấn Reigate, Surrey (Anh) được chẩn đoán mắc bệnh viêm não từ năm 2013. Cô được cha mẹ đi cấp cứu trong tình trạng huyết áp và nhịp tim giảm dần, toàn bộ cơ thể bầm tím do nhiễm chủng vi khuẩn dạng hiếm W-135. Sau 8 tuần chiến đấu với bệnh tật, Sophie may mắn sống sót nhưng các ngón tay, ngón chân của cô đã bị vi khuẩn 'ăn mòn' dẫn đến hoại tử.
1. Một số đặc điểm của vi khuẩn não mô cầu (Neisseria meningitides)
- Là loại cầu khuẩn Gram - , hình hạt cà phê, gây bệnh viêm màng não nên có tên gọi là Não mô cầu.
- Não mô cầu thường sống ở vùng tị hầu, họng mà không gây nên triệu chứng (người lành mang trùng) sự hiện diện này có thể kéo dài trong ít ngày đến nhiều tháng. Gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn đi vào máu sẽ gây nên viêm màng não mủ.
Sophie may mắn sống sót nhưng ngón tay, ngón chân của cô đã bị hoại tử
- Chủng W-135 hiếm gặp trong các trường hợp viêm màng não mô cầu, nhưng có đặc điểm là có các ban hoại tử ngoài da. Nếu ban này ở đầu ngón tay ngón chân thường gây hoại tử đầu chi, làm cụt đầu chi.
- Bệnh viêm não mô cầu chủng W-135 được gi nhận đã từng có ở Việt Nam từ lâu và cũng hay gặp trong các vụ dịch viêm màng não do não mô cầu hiện nay.
2. Triệu chứng viêm màng não do não mô cầu chủng W-135
- Vi khuẩn não mô cầu (Neisseria meningitides) xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi họng gây viêm họng, sau thời gian ủ bệnh từ 1-10 ngày (thường 3-4 ngày), bệnh nhân đột ngột sốt cao, có hội chứng màng não: đau đầu, buồn nôn, nôn, gáy cứng (trẻ nhỏ có thóp phồng), lơ mơ, nhạy cảm với ánh sáng, li bì, mê sảng, co giật…, hội chứng nhiễm khuẩn hoặc sốc nhiễm khuẩn, có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng hoặc di chứng nặng nề chỉ trong vòng 24 giờ.
- Dấu hiệu ban xuất huyết trên da: Do vi trùng phát triển cực nhanh, theo mạch máu lan đến cuối tiểu động mạch và làm hủy các mô, kể cả da, đầu ngón tay, ngón chân, mũi, mắt, và cơ quan nội tạng). Trên da xuất hiện vết bầm tím ửng đỏ, hoặc hoại tử (ban màu tím, thâm đen, hơi lõm xuống).
Tử ban xuất huyết ở bệnh nhi nhiễm não mô cầu
- Hoại tử đầu chi: Khi xuất hiện thường ở tất cả các ngón tay hoặc ngón chân, các ngón bị đầu tiên bầm tím. Sau đó da bị chết tạo thành mảng dày cộm, màng này nếu bị bong ra để lại lớp cơ đầu ngón trắng nhợt, hoại tử dở dang, rỉ nước vàng, hay bị nhiễm trùng cơ hội gây mủ, tanh hôi và có thể rụng đầu chi hoặc cả ngón.
- Bệnh có tỉ lệ tử vong rất cao, khoảng 50% nếu không được điều trị đúng; điều trị sớm, đúng và đủ thuốc tỉ lệ tử vong vẫn còn từ 5% đến 10%.
- Trong số trường hợp qua khỏi, có khoảng 10% – 15% vẫn phải chịu những di chứng nặng nề như: cắt bỏ các ngón tay, ngón chân hoặc rối loạn tâm thần, chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt, động kinh.
- Xét nghiệm nuôi cấy dịch não tủy thấy vi khuẩn não mô cầu hình hạt cà phê, Tìm kháng nguyên polysaccharide trong nước não tủy bằng kỹ thuật điện di miễn dịch xác định chủng W-135.
3. Sự lây truyền và cách phòng tránh
- Vi khuẩn lây truyền từ người sang người qua những giọt nhỏ chứa mầm bệnh có trong không khí do bệnh nhân ho và hắt hơi tạo ra. Nhiễm não mô cầu lây lan qua tiếp xúc gần gũi (trực tiếp hít phải dịch tiết của người bệnh). Thời gian ủ bệnh có thể rất nhanh (1 ngày), hoặc kéo dài đến 10 ngày
- Trong cộng đồng, tỷ lệ người mang vi khuẩn không có triệu chứng lâm sàng (người lành mang trùng) ở mũi, hầu, họng 5-25%
- Hiện nay vắc-xin hỗn hợp bao gồm kháng nguyên polysaccaride từ 4 nhóm não mô cầu A, C, Y và W-135 tỏ ra rất hiệu quả trong phòng bệnh.
Tiêm phòng là cách phòng bệnh viêm màng não tốt nhất
- Vắc-xin được tiêm cho trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên, cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần hoặc theo chỉ định khi có dịch. (không tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi). Một mũi vắc-xin có khả năng ngừa bệnh trong vòng ba năm. Vắc-xin không có hiệu quả đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
- Hạn chế tiếp xúc về đường hô hấp như không nên tập trung nơi đông người. Khi hắt hơi hay ho cần lấy khăn che miệng, hoặc đeo khẩu trang khi bị viêm đường hô hấp.
- Tăng cường vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
- Khi có các biểu hiện như sốt, đau họng, cổ cứng, xuất hiện tử ban trên da (ban màu tím, thâm đen), đen tím hoại tử các ngón tay ngón chân, nôn, đau đầu dữ dội… cần đến ngay cơ sở y tế.
>> Xem thêm: Vi khuẩn độc 'ăn' ngón tay, ngón chân của cô gái
Ảnh minh họa: Internet
BS Đỗ Hữu Thảnh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!