Bệnh viêm màng não mô cầu gây bởi vi khuẩn Neisseria meningitidis (còn gọi là khuẩn màng não cầu). Vi khuẩn này được chia thành 13 “nhóm huyết thanh” ký hiệu bằng các chữ trong bảng chữ cái như A, B và C. Vậy bạn đã biết gì về viêm màng não mô cầu? Để các bạn có thể hiểu hơn về viêm màng não mô cầu thì hôm nayLily & WeCaresẽ cung cấp cho các bạn những thông tin quan trọng về căn bệnh này.
Viêm màng não mô cầu là gì?
Viêm màng não mô cầukhuẩn (MM) là một dạng viêm màng não do vi khuẩn, nhiễm trùng nghiêm trọng màng não, gây tổn thương não, tỉ lệ tử vong khoảng 50% số ca mắc bệnh nếu không được điều trị. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiều loại vi khuẩn gây ra, trong số này có khuẩn Neisseria meningitidis (N.meningitidis). Có tới 12 nhóm huyết thanh của N. meningitidis được xác định là thủ phạm gây bệnh, 6 trong số này (A, B, C, W, X và Y) có thể phát sinh đại dịch.
Nguyên nhân của bệnh viêm màng não mô cầu
Một số người có vi khuẩn sống tự nhiên trong mũi và họng. Ở một số ít người, chủng vi khuẩn nguy hiểm này có thể thâm nhập qua lớp niêm mạc họng, gây ra bệnh não mô cầu xâm lấn, cũng có thể là dưới hình thức nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não. Nhiễm trùng có thể phát triển nhanh chóng, gây bệnh nặng hoặc tử vong. Chẩn đoán sớm và điều trị bằng thuốc kháng sinh là yếu tố mang tính sống còn.
Khuẩn màng não cầu khó lây. Chúng chỉ truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc gần kéo dài và thường xuyên trong gia đình hoặc tiếp xúc thân mật bởi dịch tiết nhiễm khuẩn từ mũi và họng. Một số nghiên cứu cho thấy tiếp xúc qua nước bọt mức độ thấp khó có khả năng truyền vi khuẩn màng não cầu. Trong thực tế, nước bọt đã được chứng minh là làm chậm sự phát triển của vi khuẩn.
Khuẩn màng não cầu chỉ thấy ở người và không thể sống quá vài giây bên ngoài cơ thể. Bạn không thể bị lây bệnh màng não cầu từ môi trường và động vật. Không thể nhiễm vi khuẩn này từ nguồn nước, bể bơi, các tòa nhà hoặc nhà máy.
Bệnh màng não cầu có thể xảy ra quanh năm, nhưng nó phổ biến hơn vào mùa đông và đầu mùa xuân.
Mặc dù ít gặp, nhưng đây là một bệnh nặng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Những nhóm có nguy cơ cao nhất là trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trẻ tuổi từ 15 đến 24 tuổi.
Những dấu hiệu nào cho biết đã bị bệnh?
- Bệnh khởi phát đột ngột với những triệu chứng như cảm cúm như: mệt mỏi, uể oải, đau nhức mình mẩy, đau họng, nhức đầu, ho...
- Sau đó bệnh nhân sốt cao 39 - 40 độ kèm theo lạnh run, nhức đầu dữ dội, nôn ói, đau cơ khớp nhiều dọc theo cột sống và 2 chi dưới.
- Sau khi sốt vài ngày, trên da bệnh nhân xuất hiện các nốt tử ban: đó là các nốt màu đỏ hoặc tím sẫm hình tròn không đều kích thước từ 1mm đến vài cm. Nốt tử ban bằng phẳng với mặt da, đôi khi có dấu hoại tử vùng trung tâm. Nốt tử ban nổi khắp cơ thể nhưng nhiều nhất là ở nách, xung quanh các khớp. Có khi tử ban có dạng bóng nước và lan tràn rộng lớn khắp người, lúc đó cần chú ý bệnh có thể diễn biến sang thể tối cấp có tỉ lệ tử vong rất cao.
- Bệnh nhân có dấu hiệu cổ cứng, thóp phồng (ở trẻ nhũ nhi).
Dấu hiệu thần kinh khu trú và co giật ít thấy trong bệnh do não mô cầu gây ra, bệnh nhân có thể có mê sảng, kích động và sốc.
Triệu chứng viêm não màng mô cầu
Bệnh viêm não màng mô cầu có thể phát xâm lấn và gây ra một loạt các triệu chứng. Nếu thấy có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, hãy đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Các triệu chứng ở trẻ dưới 1 tuổi và trẻ nhỏ
Các triệu chứng của bệnh màng não cầu xâm lấn ở trẻ dưới 1 tuổi và trẻ nhỏ có thể bao gồm: Sốt, bỏ bú, quấy khóc, vật vã, rên, cực kỳ mệt mỏi, không thích bế ẵm, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy, tránh ánh sáng (sợ ánh sáng), lơ mơ, co giật, phát ban thành những chấm đỏ hoặc tím hoặc đám bầm tím lớn.
Triệu chứng ở trẻ lớn và người lớn
Triệu chứng của bệnh màng não cầu xâm lấn ở trẻ lớn và người lớn có thể gồm: Sốt, đau đầu, chán ăn, cứng gáy, khó chịu khi nhìn vào ánh sáng (sợ ánh sáng), buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau hoặc nhức cơ, khớp đau hoặc sưng, khó đi lại, cảm giác không khỏe, rên, nói lảm nhảm, gây triệu chững lơ mơ, lú lẫn, và có thể bất tỉnh, phát ban là những chấm màu đỏ hoặc tím hoặc vết bầm tím lớn.
Bệnh lây lan bằng cách nào?
Do cư trú tại vùng mũi họng của bệnh nhân nên vi khuẩn lây lan trực tiếp từ người qua người qua các chất tiết từ đường hô hấp khi ho, hắt hơi bắn ra các giọt nước li ti hay từ các vật dụng trung gian có dính chất tiết của bệnh nhân.
Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là người dưới 20 tuổi, nhất là trẻ em từ 6 tháng - 12 tháng.
Thời điểm xảy ra bệnh nhiều nhất ở nước ta là vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Dịch bệnh thường xảy ra ở những nơi tập trung đông người, điều kiện vệ sinh thấp kém như nhà trẻ, trường học, khu tập thể, trại lính...
Biến chứng của bệnh viêm màng não mô cầu
Người mắc bệnh màng não cầu có thể bị những tình trạng sau:
- Viêm màng não
- Nhiễm trùng huyết
- Viêm phổi
- Viêm khớp
- Tổn thương não vĩnh viễn
- Tử vong.
Các biến chứng như viêm màng não và nhiễm trùng huyết là những cấp cứu y tế. Nếu thấy ai đó có những triệu chứng nghi ngờ viêm màng não hoặc nhiễm trùng huyết như mô tả ở trên, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
Khoảng 1/4 số người sau khi khỏi bệnh màng não cầu bị những di chứng của bệnh. Hầu hết các vấn đề sẽ thuyên giảm theo thời gian. Một số những di chứng hay gặp là: đau đầu, điếc một hoặc hai bên tai, ù tai, nhìn mờ hoặc nhìn đôi (song thị), đau và cứng khớp, suy giảm trí tuệ.
Điều trị bệnh viêm màng não mô cầu
Bệnh viêm màng não mô cầu khuẩn có khả năng tử vong cao, nên phải xếp vào dạng ưu tiên cấp cứu. Cần cho nhập viện càng sớm càng tốt nhưng không nhất thiết phải cách ly ngay. Điều trị kháng sinh thích hợp phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, nhất là sau khi chọc tủy sống đã được thực hiện. Nếu điều trị được bắt đầu trước khi chọc tủy sống có thể rất khó nuôi trồng vi khuẩn trong dịch não tủy để chẩn đoán bệnh. Một loạt các loại thuốc kháng sinh có thể dùng để điều trị nhiễm trùng, như penicillin, ampicillin, chloramphenicol và ceftriaxone. Tại một số nước kinh tế khó khăn như vùng cận Sahara châu Phi, khi có dịch phát triển thì nên ưu tiên dùng ceftriaxone.
Cách phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu
Bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin và dự phòng nhiễm bệnh cho người có tiếp xúc gần với người đang bị bệnh được điều trị bằng kháng sinh (tiếp xúc gần là tiếp xúc với khoảng cách dưới 1 mét, trong thời gian hơn 8 giờ hay sống cùng người bệnh trong thời gian 1 tuần trước hay 1 ngày sau khi bệnh nhân phát bệnh mà chưa được dùng kháng sinh).
Vắc-xin có thể phòng bệnh cho nhiều thể huyết thanh của vi trùng (A, C, Y, W135), hiện nay chưa có vắc-xin cho thể huyết thanh B.
Khi xuất hiện triệu chứng sốt, nổi chấm đỏ xuất hiện sớm trong 1 hay 2 ngày đầu của bệnh, người bệnh nên đến khám sớm tại cơ sở y tế để được chẩn đoán, xử trí và hướng dẫn kịp thời.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!