Tin vui: bướu sợi tuyến vú không phải ung thư vú

Sống Khỏe - 11/28/2024

Bướu sợi tuyến vú là một khối u lành tính thường có dạng hình tròn hoặc dạng dài. Bướu sợi tuyến vú không phải ung thư. Nó có thể di chuyển khi bạn chạm vào hoặc ấn lên vùng da lân cận sẽ nghe độ cộm rõ rệt. Những khối u này thường không gây …

Bướu sợi tuyến vú là một khối u lành tính thường có dạng hình tròn hoặc dạng dài. Bướu sợi tuyến vú không phải ung thư. Nó có thể di chuyển khi bạn chạm vào hoặc ấn lên vùng da lân cận sẽ nghe độ cộm rõ rệt. Những khối u này thường không gây đau. Khối u có thể được phát hiện nếu bạn tự kiểm tra. Tuy nhiên, bạn nên đi khám để bác sĩ thực hiện các phương pháp kiểm tra để xác định khối u này là lành tính hay ác tính.

Bướu sợi tuyến vú có thể tái phát, nếu các khối u cũ đã lấy ra, bạn và bác sĩ có thể quyết định có nên phẫu thuật để loại bỏ các khối u mới hay không.

Bệnh dễ gặp ở phụ nữ trẻ đến trung niên, thậm chí ở thiếu nữ trong tuổi dậy thì. Nguyên nhân phát bệnh vẫn chưa được xác định.

Làm thế nào biết được bạn mắc bướu sợi tuyến vú?

Các triệu chứng và dấu hiệu của bướu sợi tuyến vú tương đối rõ ràng và dễ phát hiện. Bướu sợi tuyến vú thường có đặc điểm sau:

  • Hình tròn và có viền rõ ràng;
  • Có khả năng di chuyển khi chạm vào;
  • Cứng hoặc như cao su;
  • Không gây đau đớn.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Chị em phụ nữ cần làm gì để phòng ngừa bướu sợi tuyến vú?

Nguyên nhân gây ra bướu sợi tuyến vú vẫn chưa được nghiên cứu và hiểu rõ. Vì vậy, không có phương pháp cụ thể để phòng ngừa bướu sợi tuyến vú. Tuy nhiên, các phương pháp sau đây có thể giúp bạn phát hiện bướu sợi tuyến vú sớm:

  • Tự kiểm tra vú. Bạn có thể dùng tay để kiểm tra các bất thường ở vú. Thời điểm kiểm tra tốt nhất là sau chu kỳ kinh nguyệt từ 3 – 5 ngày.
  • Nếu có các bất thường ở vú, hay chu kỳ kinh nguyệt, liên hệ với bác sĩ của bạn

Bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp kiểm tra sau đây để xác định liệu bạn có mắc phải bướu sợi tuyến vú hay không như:

  • Chụp nhũ ảnh để chuẩn đoán;
  • Siêu âm ngực;
  • Chọc hút bằng kim;
  • Sinh thiết kim lấy lõi: dùng một kim lớn hơn để lấy mẫu tế bào trong khối u đem đi xét nghiệm.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!