Tôi bị bong da chân, điều này có đáng lo không?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Da chân khô ráp, sần sùi, dễ bị bong tróc, bị lột da chân thường xuyên,... là tình trạng thường gặp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: thời tiết, chăm sóc da không đúng cách, thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học hay là triệu chứng bệnh lý về da. Vậy bong da chân có đáng lo hay nguy hiểm gì không? Để có câu trả lời chính xác nhất, các bạn hãy đọc bài viết dưới đây của Lily & WeCare.

Da chân khô ráp, sần sùi, dễ bị bong tróc, bị lột da chân thường xuyên,... là tình trạng thường gặp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: thời tiết, chăm sóc da không đúng cách, thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học hay là triệu chứng bệnh lý về da. Vậy bong da chân có đáng lo hay nguy hiểm gì không? Để có câu trả lời chính xác nhất, các bạn hãy đọc bài viết dưới đây của Lily & WeCare.

Nguyên nhân bong da chân là gì?

Bong da chân chủ yếu do 5 nguyên nhân phổ biến dưới đây.

  • Nhiễm nấm: Lý do phổ biến nhất khiến chân bóc vảy là do nhiễm nấm. Chân có thể bị lột da mà bệnh nhân không cảm thấy bị ngứa, do đó bạn sẽ không biết đó là một bệnh nhiễm nấm. Vì vậy, nếu da của bạn bắt đầu có hiện tượng lột da, hãy đến bệnh viện kiểm tra sớm.
  • Đổ mồ hôi khi tập luyện: Mồ hôi quá nhiều và môi trường ẩm ướt thường gây ra nhiễm trùng chân, dẫn đến bong gân, khiến bàn chân dễ bị lột da.
  • Cháy nắng: Theo các chuyên gia, bàn chân mà bị cháy nắng cũng dẫn đến lột da và những bệnh khác. Chính vì vậy, bạn cần chú ý hơn đến bàn chân để tránh cho chúng không phải chịu tác hại của các tia tử ngoại nguy hiểm.

Tôi bị bong da chân, điều này có đáng lo không?

  • Chàm bội nhiễm: Chàm bội nhiễm là một chứng bệnh trên da do sự giãn nở của da. Bệnh này có thể gây ra lột da, ngứa và khô da khắp cơ thể, bao gồm cả bàn chân. Khi không may mắc bệnh này, hãy đến bệnh viện để nhận nhiều biện pháp điều trị của các chuyên gia và bác sĩ da liễu.
  • Mất nước: Mất nước có thể làm bạn mệt mỏi, giảm sự trao đổi chất, gây ra mụn trứng cá, khiến bàn chân bị bong da. Nếu cơ thể bạn không đủ độ ẩm, da sẽ bắt đầu khô, lột từng mảng và lan ra khắp mọi nơi trên cơ thể chúng ta. Do vậy, hãy luôn nhớ phải uống đủ nước mỗi ngày.

Mặt khác các yếu tố khác khiến da chân dễ bị bong tróc như: rối loạn thần kinh thực vật, đổ mồ hôi tay nhiều, dinh dưỡng kém, ăn uống thiếu các vitamin như: vitamin A, vitamin nhóm B, PP.

Phương pháp điều trị bong da chân

Thứ nhất, chế độ sinh hoạt:

  • Hãy giữ cho da đặc biệt là da chân luôn được sạch sẽ, bạn có thể bôi kem dưỡng ẩm, làm dịu da khiến da bớt viêm và bớt rát về mùa khô.
  • Bạn nên rửa chân bằng nước mát hoặc nước lạnh, tránh sử dụng nước ấm để rửa tay và không được lột da đang bị bong, hãy để nó tự tróc. Nếu bạn bóc lớp da chết đó thì có thể gây chảy máu hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Tắm nước ấm là một cách thuận lợi hơn để chữa lành da bị bong, và tránh sử dụng xà phòng ở vùng da bong đang lành

Thứ hai, chế độ dinh dưỡng. Việc ăn uống lành mạnh giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da, giúp da bong tróc mau lành hơn.

  • Uống các vitamin nhóm B như BC complex ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên, Vitamin A 5.000UI uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong 10 ngày.
  • Sử dụng dưa chuột, đây là loại thực phẩm chữa bệnh cả khi ăn và khi đắp lên vùng da bong tróc. Dưa chuột sẽ làm dịu da bị kích thích, và ngăn ngừa khô da.

Tôi bị bong da chân, điều này có đáng lo không?

  • Bạc hà là một thực phẩm tuyệt vời giúp chữa bệnh bong tróc da. Ép lấy nước lá bạc hà và thoa lên mặt, để qua đêm.
  • Dầu ô liu là một biện pháp khắc phục bong tróc da đơn giản.Bạn chỉ cần xoa bóp khoảng 15 phút tại vùng da bị bong và rửa sạch.
  • Bạn có thể ngâm mình trong bồn nước trộn với bột yến mạch, hoặc bạn có thể hòa bột yến mạch với nước và đắp lên chỗ bị bong tróc.

Ngoài ra, có thể chữa theo kinh nghiệm dân gian rất có kết quả như sau: Lấy mấy củ tỏi còn nguyên vẹn (chưa tách thành nhánh) dùng dao cắt làm đôi, xát mặt cắt đó vào những chỗ bị tróc da ở lòng bàn tay, bàn chân. Mỗi lần xát 15-20 phút. Ngày xát 2 lần vào sáng sớm và chiều tối, khoảng 5-7 ngày sẽ thấy hiệu nghiệm. Với những người bị da nặng có thể xát tỏi thêm vài ngày nữa là được.

Lưu ý: Hãy chắc chắn rằng bạn không bị dị ứng với bất kỳ thành phần được sử dụng.

Phòng chống bong da như thế nào ?

  • Uống nhiều nước hơn mỗi ngày. Đây là điều đơn giản nhưng ít ai để tâm thực hiện. Nước được cung cấp nhiều hơn giúp duy trì độ ẩm cho da, hạn chế tối đa tình trạng da khô sần, bong mảng.

Tôi bị bong da chân, điều này có đáng lo không?

  • Bổ sung nhiều rau củ quả tươi, thực phẩm giàu vitamin A, E, C, D giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh từ sâu bên trong, giúp cải thiện tình trạng này nhanh chóng hơn.
  • Hạn chế tiếp xúc với nước đặc biệt là nước nóng, bởi nhiệt độ nước cao khiến da dễ bị mất nước hơn.
  • Bảo vệ da cẩn thận khi tiếp xúc với các loại chất tẩy rửa, hóa chất độc hại. Đồng thời, tránh kỳ cọ hoặc chà xát da quá mạnh khiến da dễ bị tổn thương và da chân bị lột nhiều hơn,...

Bệnh bong da chân không nguy hiểm, nhưng lại khá khó chịu. Vì vậy, Lily & WeCare khuyên các bạn nên tiến hành khám bệnh sớm khi thấy chân có hiện tượng bong da để có phương án giải quyết đúng đắn nhất cho căn bệnh của mình.

Hằng Hoàng

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!