Tôm bơm tạp chất bắt đầu 'hoành hành' ngay đầu năm: Làm thế nào để phân biệt, đảm bảo vệ sinh ăn uống?

Điều cần biết - 11/24/2024

Tôm bơm tạp chất thường ra nhiều nước, thịt tôm tao lại rõ rệt trong quá trình nấu nướng

Việc bơm tạp chất vào tôm trước hết phải nói đến là hành vi gian lận thương mại. Loại tạp chất thường được sử dụng để bơm vào tôm giúp tôm thêm cân nặng chính là bột agar hay còn gọi là bột rau câu.

Mới vào đầu tháng 1/2018, tại xã Tiên Dương (Đông Anh, Hà Nội), cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều thiết bị máy móc để bơm tạp chất vào tôm. Cơ quan chức năng bắt quả tang đối tượng Mai Đức Tâm cùng 2 người làm thuê đang có hành vi bơm tạp chất vào tôm.

Tinh vi hơn các gian thương khác, cơ sở này còn tự chế tạo một hệ thống bơm áp lực với 6 vòi phun để bơm tạp chất, thay cho cách dùng kim tiêm - xi lanh truyền thống.

Tôm bơm tạp chất bắt đầu 'hoành hành' ngay đầu năm: Làm thế nào để phân biệt, đảm bảo vệ sinh ăn uống?

Việc bơm tạp chất vào tôm trước hết phải nói đến là hành vi gian lận thương mại.

Theo đó, cứ 10kg tôm chết qua tay cơ sở này, người tiêu dùng sẽ phải trả thêm 1kg tạp chất được bơm vào tôm mà không hay biết gì. Vào 2h sáng, tôm được bơm tạp chất sẽ được chuyển đến chợ đầu mối Long Biên để bán cho các tiểu thương.

Tại thời điểm phát hiện, cơ quan chức năng đã tiến hành thu gom 40kg tôm bơm tạp chất cùng toàn bộ máy móc thiết bị để điều tra và xử lý.

Nói chung, dù là tạp chất nào bơm vào tôm cũng đều không tốt, trước hết là thiệt túi tiền của bạn, sau đó là có thể mắc phải những nguy cơ bệnh tật như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa… do ăn tôm ươn, ôi, về lâu dài có thể tích tụ trong cơ thể và dẫn đến những bệnh mãn tính.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) khẳng định, việc bơm tạp chất vào tôm trước hết phải nói đến là hành vi gian lận thương mại.

Loại tạp chất thường được sử dụng để bơm vào tôm giúp tôm thêm cân nặng chính là bột agar hay còn gọi là bột rau câu.

Tôm bơm tạp chất bắt đầu 'hoành hành' ngay đầu năm: Làm thế nào để phân biệt, đảm bảo vệ sinh ăn uống?

Loại tạp chất thường được sử dụng để bơm vào tôm giúp tôm thêm cân nặng chính là bột agar hay còn gọi là bột rau câu.

"Đây là loại bột có thể ăn được, do đó nếu ăn tôm có bơm ít tạp chất là bột agar thì chúng ta cũng không cần thiết phải quá lo lắng", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định.

Tuy nhiên, hành vi gian lận thương mại nhằm trục lợi cho cá nhân thì nhất thiết phải lên án. Bên cạnh đó, chuyên gia cũng khẳng định, việc ăn tôm bơm tạp chất về lâu dài cũng có thể gây nguy hại đường tiêu hóa, nhẹ thì ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, nặng hơn có thể tích tụ chất độc, chất bẩn trong người gây bệnh mãn tính.

Làm thế nào để nhận biết chính xác tôm bơm tạp chất?

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nếu chú ý quan sát, cẩn trọng hơn, chúng ta sẽ dễ dàng phát hiện những loại tôm bơm tạp chất. Loại tôm thường được nhiều thương lái bơm tạp chất là loại tôm sú, tôm càng, có kích thước lớn và giá cả cao.

Những loại tôm có kích cỡ nhỏ thường không bị bơm tạp chất. Nếu chỉ nhận biết qua màu sắc, người tiêu dùng gần như không thể phân biệt được tôm bơm và tôm sạch.

Tôm bơm tạp chất bắt đầu 'hoành hành' ngay đầu năm: Làm thế nào để phân biệt, đảm bảo vệ sinh ăn uống?

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nếu chú ý quan sát, cẩn trọng hơn, chúng ta sẽ dễ dàng phát hiện những loại tôm bơm tạp chất.

Để nhận biết tôm bơm tạp chất, chúng ta cần chú ý vào những bộ phận sau:

- Hình dạng đuôi: Tôm bơm tạp chất thường xòe đuôi, trong khi tôm sạch thường cúp đuôi lại.

- Hình dáng thân tôm: Thân tôm bơm tạp chất thường mập mạp, căng bóng bất thường, thậm chí mập mạp đến nỗi giữa các đốt trên thân gần như bị giãn ra, nhất là phần nối giữa đầu và thân tôm. Tôm sạch thường có hình dáng tươi, giữa các đốt không bị giãn ra rõ ràng.

- Mặt sau của tôm bơm tạp chất: Chân tôm thường nhợt nhạt, kém tươi, trong khi tôm sạch, không bơm tạp chất có màu sắc tươi tắn hơn.

- Đầu tôm: Tôm bơm tạp chất thường bị phù đầu, gai vểnh lên bất thường, trong khi tôm sạch có hình dạng đầu bình thường. Đặc biệt đầu và thân tôm bơm tạp chất có sự liên kết lỏng lẻo hơn vì thường sẽ được bơm tạp chất vào khúc nối thân và đầu này.

Tôm bơm tạp chất bắt đầu hoành hành ngay đầu năm mới, làm thế nào để phân biệt, đảm bảo vệ sinh ăn uống? - Ảnh 4.

Chúng ta nên chọn những loại tôm tươi sống, tôm còn nhảy tanh tách khi mua hàng.

- Khi nấu ăn: Tôm bơm tạp chất thường ra nhiều nước, thịt tôm tao lại rõ rệt trong quá trình nấu nướng. Khi ăn, thịt tôm bơm tạp chất thường bở, có vị nhạt hơn bình thường. Nếu tôm bị bơm thạch rau câu, khi nấu chín, bóc vỏ tôm ra sẽ dễ dàng thấy lớp rau câu nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm, nhất là ở phần đầu, dưới mang.

Chuyên gia lưu ý thêm, chúng ta cũng nên chọn những loại tôm tươi sống, tôm còn nhảy tanh tách khi mua hàng. Bạn cũng có thể chọn tôm nhỏ để ăn thay vì tôm to vì hầu như tôm nhỏ không thể bơm tạp chất được.

Đối với những loại tôm đông lạnh nhất định phải quan sát kỹ các chi tiết như đầu, thân, đuôi tôm. Khi mua tôm nên kéo phần thân và phần đầu tôm ra để xem mức độ kéo giãn và xác định chính xác tôm có bơm tạp chất hay không. Nếu khớp nối chắc chắn thì là tôm không bơm tạp chất và ngược lại.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!