Gút (hay còn gọi là thống phong) là tình trạng bệnh do rối loạn chuyển hóa gây tăng lượng axit uric trong huyết thanh. Bênh gút được tiến triển qua 2 giai đoạn: giai đoạn cấp tính và giai đoạn mạn tính. Bệnh gút tiến triển trong 10-20 năm. Đến giai đoạn cuối, bệnh nhân mất khả năng vận động, có nhiều biến chứng ở thận, suy kiệt dần, có thể dẫn đến tử vong. Bạn đọc có thể tham khảo một số phương pháp điều trị bệnh gút qua bài viết dưới đây.
Điều trị bệnh gút theo y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, bệnh gút (thống phong) là do ngoại tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại khớp gây đau co duỗi khó khăn. Bắt đầu bệnh còn ở cơ biểu kinh lạc, bệnh lâu, tà khí vào gân xương gây tổn thương tạng phủ, chức năng của khí huyết tân dịch rối loạn, tân dịch ứ trệ thành đàm, khí huyết ngưng trệ thành ứ, đàm ứ kết mà hình thành các u cục tôphi quanh khớp, dưới da. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương đến can thận, làm biến dạng các khớp và tái phát nhiều lần.
Tùy vào từng thể bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau:
Thể cấp tính
Biểu hiện: Biểu hiện chính là thể phong thấp nhiệt; đột ngột khớp ngón cái (thường gặp nhưng cũng có thể các khớp nhỏ khác) sưng nóng đỏ đau, không đụng vào được, kèm theo sốt, đau đầu, sợ lạnh hoặc bứt rứt, khát nước, miệng khô, tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn, mạch Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, thông lạc, khu phong, trừ thấp. Dùng bài: Bạch Hổ Gia Quế Chi Thang Gia giảm: Thạch cao 40-60g (sắc trước), Tri mẫu 12g, Quế chi 4-6g, Bạch thược, Xích thược đều 12g, Dây Kim ngân 20-30g, Phòng kỷ 10g, Mộc thông, Hải đồng bì đều 10g, Cam thảo 5-10g; sắc uống ngày l thang, trong thời gian sưng đỏ nóng sốt.
Trường hợp thấp nhiệt nặng (sưng tấy đau nhiều) gia thêm dây Kim ngân 40-50g, Thổ phục linh, Ý dĩ (tăng trừ thấp) hoặc gia thuốc hoạt huyết như Toàn Đương qui, Đan sâm, Trạch lan, Đào nhân, Hồng hoa, Tằm sa để hóa ứ chỉ thống, trường hợp có biểu chứng thêm thêm Quế chi, Độc hoạt, Tế tân để giải biểu, tán hàn chỉ thống.
Ảnh minh họa
Thể mạn tính
Biểu hiện: Biểu hiện của thể này là nhiều khớp sưng to đau kéo dài, co duỗi khó, tại khớp không đỏ nóng rõ nhưng đau nhiều, dị dạng kèm theo tê dại, da tím sạm đen, chườm nóng dễ chịu, mạch Trầm Huyền hoặc Khẩn, lưỡi nhợt, rêu trắng là triệu chứng của hàn thấp ứ trệ.
Điều trị: Khu hàn, thông lạc, trừ thấp, chỉ thống. Dùng Chế Ô đầu, Tế tân đều 4-5g (sắc trước), Toàn Đương qui 12g, Xích thược 12g, Uy linh tiên 10g, Thổ phục linh 16g, Tỳ giải 12g, Ý dĩ nhân 20g, Mộc thông 10g, Quế chi 4-6g, sắc uống.
Trường hợp sưng đau nhiều khớp cứng, mạch Hoãn Hoạt, rêu lưỡi trắng bẩn dày là triệu chứng đàm trọc ứ trệ, thêm chích Cương tàm, Xuyên sơn giáp, Tạo thêmùc thích, Hy thiêm thảo, Hải đồng bì, để tăng tác dụng hoạt lạc, trừ đàm. Đau nhiều do huyết ứ (đau như dao đâm, mạch sáp, lưỡi tím bầm) thêm Ngô công, Toàn yết, sao Diên hồ sách để hoạt huyết chỉ thống.
Trường hợp thận dương hư (liệt dương, đau mỏi lưng gối, chân tay lạnh, sợ lạnh, lưỡi bệu, mạch Trầm, Hoãn vô lực thêm Bổ cốt chỉ, Nhục thung dung, Cốt toái bổ để bổ thận kiện cốt định thống, có triệu chứng khí huyết hư thêm Hoàng kỳ, Đương qui, Nhân sâm, Bạch truật…
Trên lâm sàng thường gặp:
Thấp Nhiệt Uẩn Kết: Khớp sưng đỏ, đau, nóng. Phiền táo, khát, nước tiểu vàng, đỏ, đầu đau, sốt, sợ lạnh, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Nhu, Sác.
Điều trị: Tuyên thanh, lợi thấp nhiệt, thông lạc, chỉ thống. Dùng bài Niêm Thống Thang gia giảm: Đương quy, Bạch truật, Đảng sâm, Hoàng cầm đều 10g, Thương truật, Trư linh, Trạch tả, Phòng kỷ đều 12g, Long đởm thảo (sao), Khổ sâm, Tri mẫu, Thăng ma đều 6g, Ý dĩ nhân (sống), Xích tiểu đậu đều 15g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Chẩn Liệu Học).
Đờm Ngưng Trở Lạc: do nhiều đờm ẩm gây nên, các khớp nặng, cử động khó khăn, khớp mềm hoặc cứng, có khi sốt cao, đầu đau, lo sợ, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế, Sáp.
Điều trị: Hòa doanh, khứ ứ, hóa đờm, thông lạc. Dùng bài Đào Hồng Tứ Vật Thang gia giảm: Đương quy, Xích thược, Đào nhân, Mộc qua đều 10g, Hồng hoa, Uy linh tiên, Xuyên khung đều 6g, Dã xích đậu, Triết bối mẫu đều 12g, Ty qua lạc, Tạo giác thích, Giáp châu đều 4,5g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Chẩn Liệu Học).
Phong Thấp Hàn, Huyết Ứ: Bệnh phát cấp, khớp đau cứng một chỗ, lạnh thì đau nhiều, gặp ấm, nóng dễ chịu hơn, có thể bị biến dạng khớp và cứng khớp, khó cử động. Dù sưng nhưng không thấy nóng, đỏ, lưỡi trắng mỏng, mạch Hoạt, Trầm, Huyền hoặc Nhu, Hoãn.
Điều trị: khu phong, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc. Dùng bài Kê Huyết Phụ Tử Niêm Thống Thang: Kê huyết đằng, Nhẫn đông đằng đều 50g, Thương truật, Kinh giới huệ.
Một số bài thuốc kinh nghiệm điều trị bệnh gút:
Địa Hoàng Du Linh Phương (Hồng Dụng, bệnh viện Hồng Thập Tự Hàng Chău tỉnh Triết Giang): Sinh địa, Hoàng kỳ, Đơn sâm, Ích mẫu thảo, Tang ký sinh đều 15g, Sơn thù, Phục linh, Trạch tả đều 10g, Tần giao 20g, sắc uống.
Trong trường hợp thận dương hư, chân lạnh, lưng gối lạnh đau thêm Tiên linh tỳ, Tiên mao đều 10g, tỳ hư bụng đầy, tiêu lỏng thêm Đảng sâm, bạch truật đều 10g, miệng khô tiểu vàng mạch Sác thêm Hoàng cầm, Hoàng bá hoặc Sơn chi đều 10g, can dương thịnh đau đầu, váng đầu thêm Câu đằng, Cúc hoa, Thiên ma đều 10g.
Kết quả lâm sàng: Trị 6 ca, tốt 2 ca (huyết áp hạ xuống bình thường, creatine xuống l,8mg%, acid uric huyết dưới 6mg% hết triệu chứng lâm sàng) tiến bộ 4 ca (triệu chứng giảm, huyết áp hạ dưới 150/90mmHg, acid uric dưới 7mg%) (Hiện Đại Nội Khoa Học).
Thống Phong Phương (Trương Huệ Thần)
Bài 1: Thương truật 9g, Hoàng bá, Ngưu tất, Hải đồng bì, Khương hoàng, Uy linh tiên đều 12g, Hy thiêm thảo 15g, Mao đông thanh 30g, Hắc lão hổ, Nhặp địa kim ngưu đều 30g, ngày l thang sắc uống. Trắc bá diệp, Đại hoàng đều 30g, Hoàng bá, Bạc hà, Trạch lan đều 15g; tán bột cho mật và nước vừa đủ thành hồ đắp ngoài. Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp trị chứng thống phong cấp thể thấp nhiệt.
Bài 2: Quế chi, Xuyên khung đều 10g, Khương hoạt, Tang chi, Tần giao, Thương truật đều 12g, Ngưu tất, Đơn sâm, Phòng kỷ đều 15g, Cam thảo 6g sắc nước uống. Đại hoàng, Hoa hòe, Tích tuyết thảo đều 30g; sắc nước thụt đại tràng. Tác dụng của bài thuốc này là tán hàn trừ thấp tý, thông lạc, chỉ thống trị chứng thống phong cấp thể hàn thấp.
Trị gút bằng phương pháp châm cứu
Huyệt chính:Thận du, Khí hải du, Bàng quang du, Quan nguyên, Tam âm giao. Phối với huyệt vùng đau, lân cận (A thị huyệt…).
Ảnh minh họa
Sử dụng thuốc điều trị bệnh gút
Với các cơn gút, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (Advil, Motrin…) có thể giảm đau. Nhớ rằng các thuốc này có tác dụng phụ, gồm đau, chảy máu và loét dạ dày.
Với những trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê đơn corticosteroid như prednison. Mặc dù steroid giảm đau nhanh, nhưng chúng có các tác dụng phụ nghiêm trọng, như loãng xương, lâu lành vết thương và giảm khả năng chống nhiễm trùng. Đôi khi bác sĩ tiêm cortison vào khớp bị gút, nhưng cách này vẫn có thể gây tác dụng phụ, và số lần tiêm thường hạn chế không quá 3 mũi/năm.
Khi kiểm soát được cơn gút cấp, nên điều trị dự phòng để làm giảm tốc độ sản sinh axít uric hoặc làm tăng tốc độ bài tiết axít uric của cơ thể.
Điều trị giảm đau cho người bệnh gút
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị tận gốc bệnh gút. Mọi nỗ lực chỉ nhằm mục đích khống chế cảm giác đau đớn và hạn chế nguy cơ tái phát. Bệnh nhân được điều trị gút bằng thuốc chống viêm NSAID và corticosteroid, có thể cảm nhận những dấu hiệu tích cực sau khoảng 12 giờ. Tuy vậy, không nên coi thuốc là “thần dược”. Để cải thiện bệnh, cần có chế độ ăn uống khoa học và tập luyện đều đặn.
Ngoài ra, 2 mẹo nhỏ dưới đây cũng giúp người bệnh gút giảm cảm giác đau đớn:
Chườm đá: Theo các chuyên gia thuộc Đại học Y New Jersey, dùng đá chườm trực tiếp hoặc cho vào túi chườm đắp lên vùng khớp bị sưng viêm khoảng 10-15 phút được coi là giải pháp có tác dụng làm giảm cảm giác đau đớn.
Ngâm chân bằng nước ấm có pha chút muối biển: Phương pháp này rất có lợi với người bệnh gút. Người ta tìm thấy trong muối biển một hàm lượng lớn chất magie. Việc bổ sung magie rất có lợi cho tim mạch, kích thích lưu thông máu, giúp thải loại độc tố.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!