Những đợt không khí lạnh đầu tiên đã bắt đầu tràn về, khiến nhiều người khó chịu và dễ mắc nhiều bệnh…Vì vậy, bạn cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Và dưới đây là danh sách 12 thực phẩm có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe.
1. Tỏi phòng ngừa cảm cúm:Trong tỏi có chứa allicin, một trong ba hoạt chất quan trọng được mệnh danh là loại kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin, làm bớt ho, dễ thở và giảm ngạt mũi, giúp tăng sức đề kháng cơ thể và phòng ngừa cảm cúm hiệu quả. Nếu không thể ăn tỏi sống thì có thể đập dập, băm nhỏ dùng cho món chiên xào, nước sốt,… cũng có hiệu quả.
2. Gừng, mật ong chống vi khuẩn và chống oxy hóa:Gừng tươi có vị cay, tính ấm, thơm, gừng khô có vị cay, tính nóng, thơm hắc. Mật ong có tác dụng đặc biệt giúp chống vi khuẩn, chống virus, tăng cường khả năng miễn dịch và chống oxy hóa. Khi kết hợp gừng và mật ong đúng cách sẽ đem lại hỗn hợp kháng sinh cực mạnh đánh bay cảm cúm, giảm bớt khó chịu trong dạ dày và ngủ ngon hơn. Chỉ cần 1 nhánh gừng tươi cạo sạch vỏ, thái mỏng. Cho gừng tươi vào cốc, đổ nước vừa đun sôi và để trong vòng 5-10 phút để gừng ngấm nước. Cho mật ong vào, hòa đều lên và thưởng thức.
3. Quả việt quất tăng cường miễn dịch: Không chỉ là loại siêu thực phẩm chứa chất chống oxy hóa phong phú giúp ngăn ngừa bệnh tật, mà còn là một loại thức ăn hoàn hảo để tăng cường hệ miễn dịch. Cách tốt nhất để hấp thụ chất dinh dưỡng trong loại quả này là sinh tố việt quất hoặc thêm chúng vào khẩu phần bữa sáng của bạn.
4. Nước loại bỏ độc tố, bệnh khuẩn: Uống đủ nước bất kể thời tiết là điều ai cũng biết, nhưng vẫn cứ phải nhắc lại một lần nữa ở đây. Có thể bạn nghĩ nước không có tác dụng đặc thù gì trong việc chống cảm cúm nhưng thực ra khi uống đủ nước, các bộ phận trong cơ thể sẽ được hoạt động tốt hơn và giúp cơ thể loại bỏ các loại độc tố ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.
5. Thịt gà phòng chống cảm, cúm:Các axit amin cysteine được sản sinh từ thịt gà có tác dụng ngăn chặn sự lây lan tình trạng viêm và giảm triệu chứng cảm lạnh. Bạn có thể dùng ga nầu súp trong mùa này giúp dễ tiêu hóa. Đặc biệt, món súp tốt cho người hay bị cảm cúm, làm tan những chỗ sung huyết, phù nề, làm loãng dịch tiết và giảm tình trạng ngạt mũi.
6. Khoai lang ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ thải độc: Khoai lang được đánh giá là một trong những thực phẩm tốt nhất. Nó có tác dụng ngăn ngừa ung thư, chống táo bón, giảm béo, thường xuyên ăn khoai lang có thể kéo dài tuổi thọ. Khi thời tiết thay đổi, từ nóng chuyển sang lạnh, nhiều người dễ bị sốt vì cảm, không ra được mồ hôi. Ăn khoai lang có thể giúp người bệnh ra mồ hôi, giảm sốt. Tuy nhiên, các trường hợp tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp nên tránh ăn khoai lang.
7. Quả óc chó nhuận phổi, chống hen suyễn: Trời trở lạnh thường là điều kiện thuận lợi cho bệnh về hô hấp phát triển như ho, hen suyễn, viêm phổi. Bổ sung quả óc chó trong thực đơn hàng ngày giúp nhuận phổi, chống hen suyễn. Ngoài ra, loại quả này còn hỗ trợ điều trị hiệu quả các các bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa như thận hư, đi tiểu nhiều lần, ho… Nếu người già thường xuyên ăn quả óc chó có thể giúp đầu óc minh mẫn, sáng mắt.
8. Hạt dẻ bổ tỳ kiện vị, bồi bổ sức khỏe:Không phải bỗng nhiên hạt dẻ được mệnh danh là “vua của trăm loại hạt”, hạt dẻ ngoài tác dụng bổ tỳ kiện vị, vừa bổ thận cường gân, còn có tác dụng hoạt huyết, cầm máu. Vào thời điểm cuối thu, mỗi ngày ăn một vài hạt dẻ, sẽ giúp bổ thận và thể lực cường tráng.
9. Chuối dưỡng âm, thải độc: Theo Đông y, chuối vị ngọt, tính mát, không độc, có khả năng dưỡng âm nhuận táo, sinh tân dịch, có tác dụng giảm phiền khát, nhuận phổi, nhuận tràng, thông huyết mạch, bổ tinh tủy, dùng để chữa các chứng bệnh táo bón, khô khát, say rượu, sốt, viêm gan, vàng da, sưng tấy…Vì vậy, chuối là loại thực phẩm nên ăn ở bất kì thời điểm nào trong năm, nhất là trong những thời điểm giao mùa.
10. Trái cây cam, quýt, bưởi chống dị ứng:Thời tiết giao mùa khiến bệnh dị ứng gia tăng. Cam, chanh đều có chứa nhiều vitamin C, có tác dụng chống lại hoạt tính của histamin, một chất gây dị ứng mạnh trong cơ chế gây ra dị ứng, giảm được hiện tượng mề đay, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng để cơ thể chống lại vi khuẩn. Cam, chanh còn hỗ trợ các tế bào chống khuẩn mà còn tiêu diệt virus trong màng dịch nhầy ở mũi và ở cổ họng, giảm chứng dị ứng. Nước cam tốt nhất nên uống vào lúc không no, không đói – tức sau khi ăn 1 – 2 giờ và nên dùng vào buổi sáng.
11. Sữa chua tăng sức đề kháng cơ thể: Bạn có biết trong 227 gram sữa chua có thể cung cấp 1,34 mg kẽm. Sữa chua không chỉ là món ăn ngon lành trong mùa hè mà còn cực kì tốt cho cơ thể trong mùa thu. Khi ăn sữa chua, bạn đã nạp một khối lượng vi khuẩn tốt vào trong cơ thể, các vi khuẩn tốt đó sẽ chiến đấu và đẩy lùi với các vi khuẩn xấu mưng mủ bên trong cơ thể bạn, nên ăn sữa chua hàng ngày để bổ sung vi khuẩn có lợi cho cơ thể nhé bạn.
12. Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm là một trong những khoáng chất giúp ngăn chặn bệnh cảm cúm hiệu quả. Để tăng cường sức đề kháng của cơ thể, muốn bổ sung kẽm có thể ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm như: tôm, cua, hàu, thịt gà, heo, trứng, khoai lang, củ cải, các loại hạt,…
Ảnh minh họa: Internet
Hoàng Khuyên
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!