Các loại hạt, quả có hột
Các hạt của một số loại trái cây và rau quả hằng ngày chúng ta vẫn ăn có chứa amygdalin, tiêu thụ với số lượng lớn có thể gây tử vong vì amygdalin có thể biến thành chất hydrogen cyanide cực độc. Táo, lê, xoài, đào, và quả mơ, tất cả đều chứa loại chất độc này. Tuy nhiên, nếu vô tình nuốt phải hoặc tiêu hóa thường không nguy hiểm vì ngộ độc chỉ có thể xảy ra ở liều lượng cao.
Khoai tây xanh
Khoai tây xanh khi bảo quản ở nơi nhiều ánh sáng sẽ sinh ra một loại hóa chất độc hại là solanine, một loại glycoalkaloid tự nhiên.
Glycoalkaloid cũng được tìm thấy trong lá, thân, và mầm của khoai tây. Khi tiêu thụ glycoalkaloids vào cơ thể sẽ dẫn đến chuột rút, tiêu chảy, đau đầu, hoặc thậm chí hôn mê và tử vong.
Các chuyên gia cho rằng, chỉ cần tiêu thụ 3 - 6 mg glycoalkaloids trên 1kg trọng lượng cơ thể có thể gây tử vong. Tránh ăn khai tây khi đã chuyển sang màu xanh, nên bảo quản khoai tây tại nơi thoáng mát, khô ráo và tránh ánh sáng trực tiếp. Khi sử dụng nên gọt bỏ phần màu xanh đi hoặc bỏ củ khoai đã chuyển sang màu xanh và không tiêu thụ.
Tránh ăn khai tây khi đã chuyển sang màu xanh
Lá đại hoàng
Lá đại hoàng chứa a-xít oxalic ở mức nguy hiểm, có thể gây tổn thương thận, gây co giật, suy hô hấp nghiêm trọng và dẫn đến tử vong. Vì vậy chỉ nên sử dụng phần thân và loại bỏ lá khi chế biến món ăn.
Sắn
Trong thành phần của sắn có chứa glycosides cyanogenic. Ở châu Phi, sắn chế biến không đúng cách là một vấn đề lớn, có thể gây rối loạn sức khỏe, đặc biệt là ở những người bị suy dinh dưỡng.
Các chất độc có trong cây sắn chủ yếu được tìm thấy trong lá, có chức năng ngăn chặn côn trùng hoặc động vật. Trong gốc và rễ sắn có chứa một lượng lớn các chất độc tự nhiên có thể dẫn đến hậu quả chết người. Khi chế biến, cần gọt, bóc vỏ, ngâm, rửa kĩ và luộc chín trước khi ăn.
Sắn chế biến không đúng cách có thể gây rối loạn sức khỏe
Nấm hoang
Hầu hết mọi người biết rằng có nhiều giống nấm gây độc. Tuy nhiên, nhiều loại nấm hoang được nuôi trồng mà bạn tìm thấy ở các cửa hàng tạp hóa rất khó để phân biệt nấm có độc hay không. Hơn nữa, bạn không thể làm cho nấm độc hết độc bằng nấu ăn, đông lạnh, hoặc bất kỳ phương pháp chế biến khác. Cách duy nhất để tránh ngộ độc nấm là không ăn nấm hoang.
Xúc xích
Ăn nhiều xúc xích có thể gây ngạt thở, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, có nguy cơ dẫn đến tử vong. Nếu bạn có con nhỏ, nên cắt nhỏ xúc xích trước khi cho trẻ ăn.
Ăn nhiều xúc xích có thể gây ngạt thở
Mật ong tươi
Mật ong chưa được tiệt trùng thường chứa một chất độc là grayanotoxin có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt, yếu, mồ hôi ra quá nhiều, buồn nôn, nôn mửa kéo dài trong 24 giờ. Thông thường chỉ một muỗng grayanotoxin có thể gây ra các triệu chứng trên. Tiêu thụ quá nhiều mật ong tươi rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Cá ngừ
Sự nguy hiểm khi ăn cá ngừ đó là lượng thủy ngân có chứa trong loại cá này. Khi hấp thụ vào cơ thể, thủy ngân hoặc là sẽ đi qua thận, hoặc sẽ di chuyển lên não và có thể dẫn đến chứng loạn tâm thần. Trẻ em và phụ nữ mang thai không nên ăn cá ngừ.
>>Xem thêm:
Có thể chết người vì uống quá nhiều nước
Những món khoái khẩu có thể gây chết người
Uống thuốc với nước họ bưởi có thể gây chết người
Những thực phẩm dễ gây 'nguy hiểm' khi ăn sống
14 thực phẩm quen thuộc tiền ẩn nguy cơ ngây bệnh
Mai Hồ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!