Tránh ngộ độc thực phẩm ở nhà ăn tập thể

Điều cần biết - 05/17/2024

Năm 2014, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở nhà ăn tập thể đã xảy ra khiến công nhân tại các nhà máy, khu công nghiệp lo lắng.

Việc chuẩn bị một số kiến thức về xử lý ngộ độc thực phẩm là cần thiết để giảm thiểu những mối nguy hại khi quá tải.

Một số dấu hiệu thức ăn nhiễm khuẩn

Thực phẩm chưa được nấu chín

Các món ăn chưa được nấu chín tại các bếp ăn tập thể dễ gây ngộ độc. Những món gỏi, rau sống, trứng chần… dễ bị nhiễm khuẩn, mang mầm bệnh do không được rửa, bảo quản hợp lý. Do ăn sống nên các nhân tố gây hại không bị loại bỏ, tạo cơ hội cho chúng xâm nhập vào cơ thể.

Món ăn có mùi lạ

Thực phẩm bị ôi thiu thường có mùi lạ so với thực phẩm tươi sống, Dù có nấu kĩ, mùi hỏng vẫn tồn tại nếu để ý.

Tránh ngộ độc thực phẩm ở nhà ăn tập thể

Các món ăn chưa được nấu chín tại các bếp ăn tập thể dễ gây ngộ độc

Có dấu hiệu lạ trên món ăn

Nếu các nguyên liệu có xuất hiện nấm mốc, vết gián, chuột cắn… thì khả năng bị ngộ độc có thể xảy ra. Ngoài ra, nếu trong món ăn có những nguyên liệu 'lạ' như xác gián, phân chuột… thì nguy cơ gây ngộ độc lớn.

Món ăn được nấu đi nấu lại nhiều lần

Một số nhà ăn không tiêu huỷ những thức ăn thừa mà dùng chúng làm nguyên liệu cho những hôm sau. Việc nấu đi nấu lại thức ăn không ngăn chặn hoàn toàn những vi khuẩn gây hại bên trong thực phẩm, nguy cơ tồn tại và gây ngộ độc khá lớn.

Nhà bếp không đủ điều kiện vệ sinh

Công đoạn chế biến ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của món ăn. Nếu nhà bếp cố tình sử dụng nguyên liệu bẩn, việc rửa nguyên liệu làm sơ sài, đặt thực phẩm lộn xộn… đều có thể gây ra ngộ độc tập thể.

Tránh ngộ độc thực phẩm ở nhà ăn tập thể

Ngộ độc thực phẩm thường dễ xảy ra ở căng tin của nhiều công ty có nhà bếp không sạch sẽ

Sơ cứu trong trường hợp ngộ độc

Khi phát hiện những triệu chứng ngộ độc ban đầu như thấy chóng mặt, buồn nôn, bụng đau… cần lập tức dừng ăn. Nạn nhân hoặc nhờ đồng nghiệp cho mình uống nhiều nước, có thể uống nước muối loãng để hạn chế sự xâm nhập của độc tố. Tuyệt đối không uống sữa. Đồng thời cần thực hiện các động tác gây kích thích nôn mửa như móc họng.

Sau khi nôn hết cần để bệnh nhân nằm nghỉ để theo dõi. Lúc này có thể uống thêm nước muối loãng hoặc uống orezol.

Với các trường hợp người ngộ độc dần mê man, người bên cạnh cần tiến hành sơ cứu trong lúc đợi cơ sở y tế. Nếu người bệnh còn tỉnh cần tiến hành gây nôn. Khi cho bệnh nhân nôn cần kê cao đầu cho chất nôn không trào sang phổi. Càng nôn được nhiều thức ăn thể trạng càng dễ hồi phục. Sau đó pha 1/2 muỗng nhỏ muối, bốn muỗng đường cùng 1 lít nước hoặc orezol cho người bệnh uống.

Đặt người bệnh nằm ngửa, thấp đầu. Trong trường hợp nghẹt thở cần tiến hành kéo lưỡi nạn nhân ra ngoài, tránh tình trạng ngạt cho lưỡi thụt.

Thường xuyên áp tai vào ngực để theo dõi nhịp tim của nạn nhân. Trong trường hợp cần thiết cần tiến hành hô hấp nhân tạo.

Tránh ngộ độc thực phẩm ở nhà ăn tập thể

Khi phát hiện những triệu chứng ngộ độc ban đầu như chóng mặt, buồn nôn… cần lập tức dừng ăn

Sau khi tiến hành sơ cứu, bệnh nhân cần được đưa đến các cơ sở y tế để được thực hiện một số biện pháp điều trị cần thiết.

Đặc biệt lưu ý, nếu nạn nhân bị hôn mê, tuyệt đối không gây nôn. Bệnh nhân có thể tắc thở vì sặc thức ăn.

Phòng tránh ngộ độc tập thể

Các nhà máy, khu công nghiệp cần đảm bảo bếp ăn sạch sẽ từ bàn ăn đến khu nấu nướng. Nhà bếp cần lựa chọn thực phẩm sạch, đảm bảo, chế biến cẩn thận.

Người lao động cần rửa tay sạch trước khi ăn. Tuyệt đối không ăn thức ăn có dấu hiệu lạ, hỏng, ôi thiu.

Chỉ ăn những thực phẩm được nấu chín, có thể yêu cầu nhà bếp nấu lại nếu thấy thức ăn sống, tái.

Nếu thấy các triệu chứng ngộ độc ban đầu cần tiến hành sơ cứu ngay lập tức và thông báo với đồng nghiệp. Trong điều kiện cho phép, bạn nên tự chuẩn bị bữa ăn cho mình.

>>> Xem thêm:

Mục tiêu giảm 10% số vụ ngộ độc thực phẩm dịp Tết

Hơn 100 trẻ nhập viện vì ngộ độc thực phẩm ở Trung Quốc

Ngộ độc thực phẩm và cách xử trí

Ảnh minh họa: Internet

Thanh Nguyên

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!