Trao niềm tin cho những ông bố đơn thân

Làm mẹ - 05/15/2024

Giáo sư tâm lý William Fabricius của ĐH bang Arizona (Mỹ) chia sẻ, từ trong sâu thẳm, người bố cũng muốn được chăm sóc con.

Ở Mỹ hiện có 2,6 triệu hộ gia đình do các ông bố đơn thân quản lý. Chẳng những không lúng túng mà những người đàn ông này đang ngày càng tự tin hơn về khả năng quán xuyến gia đình, chăm sóc con cái.

Trao niềm tin cho những ông bố đơn thân

Anh Stefan Malliet và con trai Kyle 4 tháng tuổi

3 giờ sáng, Stefan Malliet bật dậy vì tiếng khóc thét của cậu con trai Kyle, bốn tháng tuổi. Kyle không đói, tã cũng không ướt. Stefan Malliet loay hoay mãi vẫn chẳng hiểu nguyên nhân, nên điện thoại cầu cứu người bạn. Khó khăn ban đầu là thế, nhưng dần dần đâu cũng vào đấy. Giờ Stefan Malliet chăm con nhuyễn hơn rất nhiều. Khi có người hỏi vì sao nhận trách nhiệm nuôi con khi chia tay vợ, anh trả lời với giọng đầy hạnh phúc: 'Đó là con của tôi. Tôi phải ở bên cạnh con'.

Ngày nay, nhiều ông bố có cùng suy nghĩ như Stefan Malliet. Điều mà các ông bố trẻ từng cho là rắc rối, giờ lại là sự lựa chọn của họ. Trung tâm nghiên cứu Pew của Mỹ mới công bố kết quả khảo sát cho thấy, trong số những gia đình có trẻ nhỏ thì 8% được bố nuôi dưỡng. Con số này vào năm 1960 là 1%.

Trao niềm tin cho những ông bố đơn thân

Ảnh minh họa

Vào thế kỷ XX, hình ảnh người bố đơn thân cùng lũ trẻ được xem là điều… không bình thường. Sự thay đổi đến từ nhiều phía. Theo trang mạng Parents, sự thay đổi này là do người phụ nữ độc lập hơn trước rất nhiều, họ có thể chủ động chia sẻ công việc nuôi dạy con với chồng. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý lại có cách nhìn khác. Họ cho rằng, đã có sự thay đổi về nhận thức trước tiên là ở hệ thống pháp luật đối với ứng xử trong và sau ly hôn. Nó làm thay đổi cách nhìn nhận của người chung quanh về vai trò của người bố, kể cả với các ông bố không đối diện với nguy cơ ly hôn.

Gần đây, tại Mỹ, khi xử lý các vụ ly hôn, thay vì mặc nhiên theo nguyện vọng của người mẹ muốn nuôi dưỡng con thì luật đã quy định dựa theo tình cảm của đứa trẻ. Những quy định này chú trọng vào sự hợp tác của cả bố lẫn mẹ, đặc biệt là ở khía cạnh bồi đắp tinh thần cho trẻ.

Năm 1997, bang Oregon của Mỹ là bang đầu tiên áp dụng luật chia sẻ nghĩa vụ nuôi con và phụ thuộc vào mong muốn của đứa trẻ để chọn nơi ở tốt nhất cho đứa trẻ. Từ lúc này, những ông bố bắt đầu tin rằng mình góp phần quan trọng trong cuộc sống của con.

Giáo sư tâm lý William Fabricius của ĐH bang Arizona (Mỹ) chia sẻ, từ trong sâu thẳm, người bố cũng muốn được chăm sóc con. Thế nhưng, hằn sâu trong nếp nghĩ của họ là việc con sẽ ở với mẹ trong phần lớn trường hợp ly hôn. Nó tạo cho họ tâm lý mình không phải là người quan trọng với con khi vợ chồng có xung đột. Vì thế, họ xao lãng thiên chức. Chỉ khi nào các ông bố hiểu rằng họ bình đẳng trong ảnh hưởng đến con cái, họ mới tranh đấu cho quyền làm bố.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!