Trẻ bị bệnh cước và cách điều trị nào giúp trẻ nhanh khỏi?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Mùa đông, trẻ em và người lớn có nguy cơ bị cước chân tay rất cao do thời tiết quá lạnh. Đặc biệt, nhiều bậc phụ huynh khi thấy con của mình bị bệnh cước không biết làm sao để nhanh khỏi? Với chia sẻ dưới đây, Lily & WeCare sẽ cung cấp thêm thông tin cho các bậc phụ huynh về bệnh cước cũng như phương pháp chữa bệnh cước hiệu quả.

Mùa đông, trẻ em và người lớn có nguy cơ bị cước chân tay rất cao do thời tiết quá lạnh. Đặc biệt, nhiều bậc phụ huynh khi thấy con của mình bị bệnh cước không biết làm sao để nhanh khỏi? Với chia sẻ dưới đây, Lily & WeCaresẽ cung cấp thêm thông tin cho các bậc phụ huynh về bệnh cước cũng như phương pháp chữa bệnh cước hiệu quả.

Trẻ bị bệnh cước và cách điều trị nào giúp trẻ nhanh khỏi?

Bệnh cước là gì?

Vào mùa lạnh, chân tay thường hay bị sưng đỏ, ngứa, gây đau và khó chịu. Hiện tượng này dân gian gọi là “cước”, nhưng theo y học hiện đại thì đây là một hiện tượng bị dị ứng thời tiết tại chỗ.

Cước là tình trạng xuất hiện những đám da phù nề màu đỏ sẫm, đôi khi có mụn nước, xuất huyết ở các ngón chân tay, và có thể thấy ở mũi hay tai.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh cước ở trẻ em

Khi thời tiết trở nên quá lạnh giá nếu các bậc phụ huynh không bảo vệ bàn tay, bàn chân, cơ thể của con sẽ dẫn tới tình trạng lạnh buốt. Khi cơ thể bị lạnh, đặc biệt là tay chân khiên các mạch máu ngoại vi dưới da bị co lại, khiến máu lưu thông chậm, gây thiếu oxy ở vùng cần nuôi dưỡng. Tại thời điểm này, nếu được làm ấm đột ngột, mạch máu sẽ bị vỡ, kết quả dễ dẫn tới viêm, sưng nề, ngứa và đau. Việc làm ấm nhanh bàn tay lạnh giá bằng lửa hay lò sưởi chính là nguyên nhân gây ra cước.

Một nguyên nhân khác nữa là triệu chứng cước chân tay còn hay gặp ở những người có tuần hoàn máu kém. Biểu hiện là bạn thường bị lạnh tay, chân ngay cả trong thời tiết ấm áp. Việc tuần hoàn máu kém dễ khiến các vùng xa tim nhất không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, dẫn tới dễ bị tác động bởi nhiệt độ.

Trẻ bị bệnh cước và cách điều trị nào giúp trẻ nhanh khỏi?

Biểu hiện của cước ở trẻ em

- Ngón chân, tay bị sưng lên

- Cảm thấy đau đầu ngón chân, tay mỗi khi chạm vào

- Ngứa ngáy chân tay khiến người bệnh không chịu được

Làm sao để chữa khỏi bệnh cước ở trẻ nhanh nhất?

Khi trẻ có những dấu hiệu của bệnh cước, cha mẹ có thể dùng các loại thảo dược từ thiên nhiên như, lá lốt, gừng, kinh giới...

Lá lốt

Dùng nước lá lốt đun sôi (cho thêm một chút muối) sau đó ngâm chân trong nhiều ngày, hiện tượng cước sẽ giảm dần và khỏi hẳn.

Rượu anh đào

Dùng rượu anh đào (loại nhẹ) để xoa nhẹ vào chỗ cước, bệnh sẽ thuyên giảm. Nếu không may bị nhiễm lạnh cần sưởi ấm ngay.

Gừng tươi

Gừng tươi 3 lát, kê huyết đằng 8g, u chặc chìu 8g, nam hoàng bá 10g, bing lang (hạt cau) 6g, phòng kỷ 6g, tử tô (hạt tía tô) 8g, rễ cỏ xước 10g, ý dĩ mễ (ý dĩ sống) 10g, quế chi 8g, thiên niên kiện 8g, thổ phục linh 20g. Uống 2 ngày 1 thang, uống 3-5 thang.

Kinh giới

Cành kinh giới, cành tía tô 10g, hành khô 2 củ, thổ phục linh 20g, dây đau xương 15g, ý dĩ sống 20g, thiên niên kiện 10g, vỏ vối rừng 15g, vỏ quýt 10g, cỏ xước 10g, rễ cây xấu hổ 10g, kê huyết đằng 15g. Uống 2 ngày/thang, sắc lại 2-3 lần/thang.

Điều trị khi trẻ bị cước nặng

Nếu xuất hiện các bọng nước, có thể dùng cồn 75 độ sát trùng cục bộ, rồi dùng kim đã khử trùng làm vỡ các bọng nước ấy đi và xoa kem chống cước, băng lại.

Nếu như trẻ lên cước toàn thân thì cần phải nhanh chóng chuyển trẻ vào phòng ấm, thao tác cần nhẹ nhàng mềm mại, tránh trường hợp gây thương tích thêm cho chân tay trẻ.

Làm ấm lại người cho trẻ có hai cách, phương pháp làm ấm nhanh, cho trẻ vào nước 40 – 42 độ C, nhẹ nhàng xoa bóp chân tay cho trẻ, đưa thân nhiệt trẻ trở lại dạng bình thường, sau 10 phút thì ngừng lại, lấy chăn bông quấn quanh người, tiếp tục giữ nhiệt cho trẻ.

Cách thứ hai là làm ấm từ từ, sau khi chuyển trẻ vào trong phòng ấm, cởi quần hoặc cắt bỏ quần áo đã bị đông kết lại, dùng chăn dày bọc người cho trẻ, đặt vào bên trong chăn một vài túi nước ấm (lưu ý rằng nhiệt độ nước không thể quá nóng được), và liên tục thay túi nước, khi trẻ đã tỉnh táo lại, cho uống một ít nước đường nóng hoặc sữa nóng...)

Trẻ bị bệnh cước và cách điều trị nào giúp trẻ nhanh khỏi?

Phòng tránh bệnh cước ở trẻ như thế nào?

- Người bệnh cần hạn chế tối đa việc gãi, hoặc tới gặp bác sĩ để chữa bệnh nếu tình trạng này không giảm.

- Mặc kín và đủ ấm, đặc biệt với những người bị mề đay. Người bệnh hạn chế các chất liệu dễ gây kích ứng da như len, bố. Tránh mặc quá chật vì sẽ gây cọ xát, kích thích tại chỗ.

- Người bệnh uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và hạn chế chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá khi bị cước.

- Tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa, nên đeo găng tay khi rửa bát, giặt giũ, lau nhà... Khi tắm và rửa tay, tốt nên dùng các sản phẩm được bác sĩ kê đơn.

- Người bệnh nên tắm bằng nước ấm để cân bằng nhiệt độ, tăng tuần hoàn cho da. Và không nên dùng các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, hoặc những món từng khiến bạn bị dị ứng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!