Bệnh tay chân miệng là hội chứng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh lý này gây ra do loại virus đường ruột thuộc họ Picornaviridaec, phổ biến thường là Coxsackie A và virús Enterovirus 71 (EV-71) gây nên. Các triệu trứng đặc trưng của bệnh ở trẻ thường là sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau họng và đặc biệt dễ nhận biết đó là nổi ban đỏ ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Triệu chứng của bệnh tay chân miệng thường khá là bình thường nhưng bệnh lại dễ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm viêm màng não, viêm não (sung não) và có thể dẫn tới tử vong. Hơn thế nữa, đây là bệnh lý dễ lây lan từ người sang người qua việc tiếp xúc với dịch tiết trên cơ thể và chất dịch từ các vết bọng nước phát ban. Vậy khi bé bị tay chân miệng cần phải kiêng gì để tránh được những biến chứng nguy hiểm và việc lây lan thành dịch?
Do tính chất lây lan nhanh và phát tán mầm bệnh thuận lợi nên để hạn chế phòng tránh, điều trị tay chân miệng hiệu quả, các bậc phụ huynh cần lưu ý một vài kiêng kỵ trong chế độ ăn uống và chăm sóc trẻ khi bị bệnh:
Bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan nhanh ở trẻ.
Trẻ bị bệnh tay chân miệng nên kiêng đồ ăn cứng và nóng
Trong thời gian bé phát bệnh, trẻ không cần kiêng bất kì loại thực phẩm nào. Miệng trẻ thường bị nổi mụn miệng và họng sẽ bị đau khiến trẻ chán và bỏ ăn. Vì vây, bạn hãy làm những món ăn mà bé thích để kích thích vị giác cho bé. Nhưng bạn chỉ nên cho bé ăn đồ ăn đã được nấu mềm và loãng và để nguội tránh những đồ ăn nóng và cứng sẽ làm miệng bé thêm đau. Cơ thể khi bị bệnh rất mệt mỏi nên khi trẻ không muốn ăn nữa, bạn cũng không nên ép bé ăn thêm.
Trẻ bị tay chân miệng cần phải kiêng nước là sai lầm
Ba mẹ thường có một quan điểm rằng khi trẻ bị bệnh cần phải kiêng nước, không được tắm cho trẻ. Nhưng với bênh lý tay chân miệng, trẻ không cần kiêng nước, bạn nên tắm cho trẻ bình thường để giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Với các bệnh lý do vi khuẩn hay virus, giữ vệ sinh là điều cần thiết giúp diệt khuẩn, hạn chế sự lây lan. Tuy nhiên trong thời gian bệnh cơ thể bé rất yếu vì vậy bạn nên tắm cho trẻ ở nơi kín gió, sau khi tắm phải lau khô và ủ ấm cho trẻ tránh để bị cảm lạnh.
Giữ vệ sinh sạch sẽ là điều quan trọng giúp phòng ngừa tay chân miệng.
Kiêng sử dụng dụng cụ cá nhân, đồ chơi với trẻ đang bị tay chân miệng
Virus gây bệnh tay chân miệng thuốc nhóm virus đường ruột nên có thể lây nhiễm qua các loại dịch tiết cơ thể như nước bọt. Vì vậy, để phòng ngừa lây lan, bạn chú ý tuyệt đối không để trẻ ăn chung với trẻ khác. Đồng thời, bạn cần làm vệ sinh, cọ rửa, khử trùng sạch sẽ các vật dụng cá nhân của trẻ. Bát, thìa, muỗng, núm vú, ti giả, bình sữa sau khi cho trẻ ăn phải rửa, khử trùng để riêng cho trẻ sử dụng.
Cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ bình thường
Liệu bệnh tay chân miệng có lây cho người lớn khi tiếp xúc?
Vì sao trẻ dễ bị bệnh chân tay miệng
5 sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng
Quy trình xử lý bệnh tay chân miệng đúng chuẩn bố mẹ cần phải biết
Những điều cần biết về bệnh tay chân miệng đối với phụ nữ mang thai
Cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ khác là biện pháp phòng ngừa lây nhiễm và phát triển thành dịch hiệu quả nhất. Thêm vào đó, cần phải làm vệ sinh, dọn dẹp nhưng nơi trẻ trước khi bị bệnh đã tiếp xúc. Nếu trẻ bị tay chân miệng đang theo học ở mẫu giáo hay nhà trẻ, nhà trường cần phải có biện pháp chỉ đạo dọn dẹp vệ sinh sàn nhà, đồ chơi, cốc chén... bằng chất diệt khuẩn để tiêu diệt mần bệnh xung quang và theo dõi triệu chứng, biểu hiện của các bé khác.
Điều quan trọng trong điều trị và phòng ngừa dịch tay chân miệng là giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường xung quanh bé. Theo dõi mức độ của bệnh, nếu ở mức độ nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ, nhưng nếu thấy xuất hiện nguy hiểm bất thường thì cần nhanh chóng đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất.
>>> Xem thêm: Bé bị bệnh tay chân miệng thì nên ăn gì? kiêng gì?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!