Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính của đường thở. Khi lên cơn suyễn, đường thở sẽ phù nề, tăng tiết đàm và co thắt lại làm cho trẻ khò khè, khó thở. Việc dùng thuốc điều trị hen suyễn cho trẻ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc cho trẻ bị hen suyễn nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh là hết sức quan trọng và cần thiết.
Vấn đề dinh dưỡng ở trẻ mắc bệnh hen suyễn
Trẻ mắc bệnh hen cũng có cùng nhu cầu dinh dưỡng giống như mọi trẻ khác. Ngoại trừ một số loại thức ăn đặc biệt mà trẻ thật sự bị dị ứng mà ta cần phải tránh, không một chế độ tiết chế, ăn kiêng nào thật sự chứng tỏ là có hiệu quả. Vì vậy, kiêng ăn không phải giải pháp được các nhà chuyên môn khuyến khích trừ khi có bằng chứng dị ứng thức ăn rõ ràng. Việc cung cấp các loại vitamin cao hơn mức nhu cầu bình thường hàng ngày cũng là việc không cần thiết.
Nếu không được điều trị tốt, hen sẽ ảnh hưởng xấu đến phát triển thể chất của trẻ: trẻ có thể bị chậm lớn, suy dinh dưỡng, lùn, biến dạng lồng ngực. Cùng với việc điều trị bệnh hen một cách hiệu quả, một chế độ dinh dưỡng tốt cũng vô cùng quan trọng và cần thiết để trẻ có thể phát triển tốt về mọi mặt.
Ngoài ra, khi trẻ phải sử dụng các thuốc phòng ngừa hen lâu dài (thường là corticoid dạng hít), ta cần chú ý cung cấp thêm calcium hoặc dùng thêm các loại thực phẩm, sữa giàu calcium để tránh biến chứng loãng xương cũng như giúp trẻ có thể phát triển tốt hơn
Những thực phẩm tốt cho bé bị hen suyễn
Hen suyễn ở trẻ là một bệnh mạn tính khi điều trị cần dùng nhiều loại thuốc có thể dẫn đến những tác dụng không mong muốn cho trẻ như nguy cơ loãng xương, chậm phát triển nhất là chiều cao. Các mẹ nên lưu ý bổ sung những loại thực phẩm sau đây khi con bị hen suyễn:
Bổ sung chất béo omega 3
Loại chất béo lành mạnh này được coi là vũ khí lợi hại giúp điều trị và phòng bệnh hen hiệu quả. Bởi chúng được nghiên cứu có khả năng giảm bớt tình trạng viêm đường hô hấp, giúp các triệu chứng hen suyễn được cải thiện dễ dàng hơn. Rau xanh, dầu hạt cải, viên dầu cá hoặc các loại cá biển như: cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu, cá ngừ,... được coi là dồi dào hàm lượng omega 3 bạn nên bổ sung. Tuy nhiên, nếu bé nhà bạn có dị ứng với cá thì nên tránh xa nhé.
Các chất chống oxy hóa cao
Vitamin C, vitamin E, glutathione, beta-caroten là tiền chất vitamin A,... được coi là những dưỡng chất có thể tác động đến các phản ứng viêm trong cơ thể. Nếu bạn tăng cường dùng chúng vào chế độ ăn uống của trẻ hàng ngày sẽ tác động đến việc co giãn cơ trơn, tính thấm thành mạch và sự bài tiết chất nhầy,... Do đó, sẽ rất hữu ích khi dùng chúng, đặc biệt là nên bổ sung 2g vitamin C tự nhiên mỗi ngày.
Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, dầu hạt nho và các loại hạt, cùng bêta-caroten (có nhiều trong rau ngót, ớt vàng to, gấc, cà rốt...) có tác dụng bảo vệ và tăng cường chức năng hô hấp.
Tăng cường chất Magie
Magie giúp kháng viêm và giãn các cơ bao quanh khí phản nên rất tốt đối với trẻ bị hen. Vậy nên các mẹ chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu magie như: rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, cà chua, sữa, đậu (nếu bé không bị dị ứng),...vào khẩu phần ăn hàng ngày cho bé nhé.
Mật ong
Mật ong chứa chất kháng khuẩn tự nhiên, có thể làm giảm tình trạng viêm và còn làm loãng đờm để dễ dàng tống xuất ra ngoài. Điều này giúp bé ngăn ngừa cơn hen tái phát và tăng cường chức năng hô hấp cho trẻ. Cách sử dụng đơn giản nhất là bạn lấy 1 thìa cà phê mật ong (liều lượng tùy vào bé lớn hay nhỏ, bé lớn có thể tăng lên) pha với nước ấm cho bé uống hàng ngày.
Mật ong là thực phẩm tốt cho trẻ bị hen suyễn.
Trẻ bị hen suyễn nên kiêng ăn gì?
Chất kích thích
Luôn được cảnh báo không nên dùng bởi những tác hại của chúng đối với sức khỏe. Trong việc chữa trị nhiều bệnh, trong đó có hen suyễn bác sĩ yêu cầu bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, cà phê, thuốc lá, thức ăn chứa nhiều gia vị,... Bởi chúng đẩy nhanh việc tăng tiết dịch, các biểu hiện bệnh hen suyễn biểu hiện kịch liệt hơn.
Thức ăn mặn
Các thống kê chỉ ra rằng, trẻ bị hen suyễnăn nhiều muối sẽ có tỉ lệ phát bệnh cao hơn nhiều lần với những người khác. Nếu không muốn bệnh nặng hơn thì hãy điều chỉnh lượng muối ở mức phù hợp, nên ăn nhạt lúc này sẽ tốt hơn.
Thức ăn gây dị ứng
Rất nhiều người lên cơn hen khi sử dụng những thực phẩm kiêng kị, được coi là dị ứng với cơ địa. Sữa, phô mai, tôm, cua, gà,... nhiều người dị ứng nhất. Do đó, hãy chú ý nếu trẻ dị ứng với thức ăn nào trước đó thì nên tránh ngay.
Sau khi đã phát hiện bé bị dị ứng với thực phẩm nào theo cách ở trên thì bạn nên tránh không cho bé ăn loại đó. Bên cạnh đó bạn cũng cần thận trọng với các loại thuốc dùng cho bé như thuốc kháng sinh, aspirin...
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!