Điều trị bệnh sởi cho trẻ em đóng một vai trò rất quan trọng mà bố mẹ không thể chủ quan. Nếu không chăm sóc đúng cách, biến chứng của sởi có thể dẫn đến tử vong. Vậy chăm sóc trẻ bị bênh sởi như thế nào? Trẻ bị sởi có được nằm điều hòa không?
Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sởi
- Biếng ăn, người hâm hấp sốt vài ngày rồi đột nhiên sốt hơi cao, tai lạnh hoặc ỉa lỏng, ngủ hay giật mình.
- Trẻ bị mệt mỏi không muốn chơi, mắt cộm đỏ, chảy nước mắt, hắt hơi, sổ mũi, ho khan, họng đỏ.
- Có những chấm trắng bằng đầu kim mọc rải rác trong môi, má trước răng hàm, trán hoặc sau tai, sau gáy, lưng có 1 vài nốt đỏ như muỗi đốt.
Khi trẻ bi mắc sởi bệnh sẽ nung trong 3 ngày, mọc sởi 3 ngày, sởi thường mọc từ sau tai, mặt, cổ, lan xuống các chi. Khi sởi mọc đến bụng thì bắt đầu bay từ trên đầu dần xuống... Sởi bay 3 ngày là hết nốt ban, để lại nốt thâm sau khi bay.
Ngoài ra, bệnh sởi còn có những dấu hiệu đặc biệt, có thể nhận thấy qua những biểu hiện như sau:
- Thời kì ủ bệnh, trung bình kéo dài 10 ngày: trẻ có thể bị sốt nhẹ
- Thời kì khởi phát: kéo dài 3- 5 ngày với 2 biểu hiện rõ rệt nhất của thời kì này là sốt cao và viêm long đường tiêu hóa. Đây là giai đoạn dễ lây nhất nên các bậc phụ huynh nên chú ý.
Khi bị sởi thì trẻ sẽ có các biểu hiện như sốt nhẹ hoặc sốt cao (39,5 – 40 độ, sốt cao có thể kèm theo co giật), mệt mỏi, nhức đầu. Bố mẹ cần chú ý các biểu hiện khác như: chảy nước mắt, sợ ánh sáng, giác mạc và mi mắt có thể bị sưng phù kèm theo các triệu chứng khác như là bị hắt hơi, sổ mũi, ho đờm. Các bậc phụ huynh cần chú ý thêm một triệu chứng nữa đó là ở giai đoạn này trẻ có thể bị tiêu chảy do viêm long đường tiêu hóa.
- Thời kì phát ban (thời kì này kéo dài 5- 7 ngày): Các triệu chứng ở thời kì khởi phát sẽ nặng thêm như thân nhiệt tăng vọt (có thể lên đến 40 độ), ho liên tục, co giật và đến đêm thì sẽ mọc sởi. Thời kì phát ban thì các nốt sởi sẽ mọc đầu tiên ở sau tai, sau đó lan đến mặt, cổ, ngực, lưng, bụng và chân tay. Sau đó đến ngày kế tiếp ban sẽ mọc khắp người trẻ, ban sẽ đặc biệt mọc dày ở những nơi hay cọ xát hoặc tiếp xúc với ánh nắng. Lúc này, các nốt ban sẽ mọc thành từng vầng, cũng có nốt hình tròn hoặc bầu dục có màu hồng nhạt. Nếu như mà trẻ bị nhẹ thì các nốt ban sẽ mọc thưa, còn nếu trẻ bị nặng các nốt ban sẽ mọc dày đặc, đôi khi các nốt ban có kèm theo xuất huyết, thậm chí trẻ còn có thể bị chảy máu mũi, và xuất huyết tiêu hóa. Trong giai đoạn này các bậc phụ huynh nên chú ý quan sát để không nhầm các nốt ban sởi trên người trẻ với các nốt ban do sốt phát ban gây nên.
- Thời kì hồi phục: ở thời kì này trẻ sẽ dần lại sức, và khi các ban sởi bay hết và chỉ để lại các vết thâm trên bề mặt da. Sau 2 tuần trẻ sẽ trở lại bình thường.
Trẻ bị sởi có được nằm điều hòa không?
Thông thường theo kinh nghiệm của các cụ ngày xưa thì trẻ bị sởi cần kiêng nước, kiêng gió, điều này được đúc rút từ rất nhiều trường hợp biến chứng của bệnh sởi trước đây. Vì vậy, không thể nói không có điểm đúng. Khi trẻ bị bệnh sởi, khả năng miễn dịch giảm mạnh, cơ thể yếu hơn, lỗ chân lông bị giãn nở, nếu cho trẻ ra gió dễ bị nhiễm lạnh vào người và vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công hơn.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp vì quá kiêng nên dẫn đến bệnh tình nặng hơn. Hiện nay, chúng ta nên hiểu kiêng gió ở đây là không để trẻ bị gió mạnh trực tiếp lùa vào người như không cho trẻ ra ngoài nhiều, cũng không nên đẻ trẻ nằm sát cửa sổ. Vậy trẻ bị sởi có được nằm điều hòa hay không? Điều này thì chắc chắn là có rồi, nếu nhà bạn mà có điều hòa thì nên bật lên sẽ rất tốt cho trẻ, nò vừa khiến không khí được lưu thông lại không gây khó chịu cho trẻ.
Dùng hạt kê, hạt mùi tắm cho trẻ phòng các bệnh về da
Mách mẹ cách chăm sóc trẻ bị bệnh chân tay miệng an toàn
Trẻ bị sởi có được bật quạt không?
Chớ coi thường những nốt phát ban trên mặt
Những trường hợp cần xét nghiệm máu khi bị sốt
Cách điều trị cho trẻ bị bệnh sởi
Về điều trị, hiện chưa có thuốc đặc trị. Chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc, phòng ngừa và điều trị biến chứng. Còn đối với thể sởi lành tính thì có thể điều trị tại nhà. Cách ly trẻ tại phòng riêng ngay khi trẻ mới sốt và viêm long; bảo đảm thoáng, sáng, tránh gió lùa; không cho tiếp xúc với những trẻ khác. Cần về sinh da dẻ, răng – miệng, mắt để tránh nhiễm khuẩn, lở loét da: rửa mặt, lau mắt, lau người bằng nước ấm hàng ngày; thường xuyên lau miệng bằng khăn sạch, mềm (nhúng nước đã đun sôi để nguội). Với trẻ lớn, cho súc miệng nước muối (pha loãng có độ mặn như nước mắt). Thực hiện nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng thuốc kháng sinh.
Cho ăn nhẹ, đủ chất; cho uống nhiều nước (dung dịch oresol, nước quả tươi) khi trẻ sốt cao, tiêu chảy. Với trẻ đang bú, tiếp tục cho bú mẹ. Còn đối với trẻ đang ăn bổ sung, thì ngoài sữa mẹ cần ưu tiên trẻ khẩu phần đủ chất dinh dưỡng nhất là những thực phẩm giàu protid và caroten.
Cho uống thuốc giảm ho. Trẻ sốt cao lau khăn ấm, cho uống paracetamol, thuốc an thần.
Đặc biệt không dùng thuốc kháng sinh cho trẻ bị sởi với mục đích dự phòng biến chứng vì nó sẽ dễ gây loạn khuẩn và dị ứng. Chỉ khi trẻ bị viêm tai giữa, viêm thanh – khí – phế quản, viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn mới cho dùng thuốc kháng sinh; và chỉ dùng khi có chỉ định của thầy thuốc.
Để đề phòng khô mắt do thiếu vitamin A, có thể cho trẻ uống vitamin A 100.000 đơn vị trong hai ngày đầu. Sau khi sởi bay cho uống thêm một liều như thế.
Xem thêm:
- Hướng dẫn mẹ cách tắm cho trẻ bị sởi
- Trẻ bị sổ mũi có tiêm phòng sởi được không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!