Trẻ bị viêm kết mạc phải làm sao?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Khi trẻ bị đau mắt cha mẹ không nên chủ quan sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt có bán trên thị trường để điều trị cho bé. Bởi rất có thể trẻ đã bị viêm kết mạc, khi đó cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để nghe chỉ dẫn.

Khi trẻ bị đau mắt cha mẹ không nên chủ quan sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt có bán trên thị trường để điều trị cho bé. Bởi rất có thể trẻ đã bị viêm kết mạc, khi đó cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để nghe chỉ dẫn.

Trẻ bị viêm kết mạc phải làm sao?

Dịch đau mắt đỏ tưởng như đơn giản nhưng luôn tiềm ẩn những nguy hiểm khó lường khi nó chuyển thành viêm kết mạc. Đau mắt đỏ thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ em, đây là tình trạng mắt bị viêm trở nên sưng đỏ, cũng có thể coi đây là thể nhẹ của bệnh viêm kết mạc ở trẻ em.

Khi đau mắt đỏ ở trẻ biến chứng thành viêm kết mạc ở trẻ em thì có thể để lại những di chứng nặng nề, đôi khi có thể dẫn đến mù lòa. Khi trẻ bị viêm kết mạc, cha mẹ thường tự nhỏ mắt cho con bằng những loại thuốc có sẵn trên thị trường, điều này vô cùng nguy hiểm vì nếu cha mẹ làm sai cách sẽ khiến bé bị nhiễm khuẩn nặng hơn.

1. Nguyên nhân dẫn đến viêm kết mạc ở trẻ em

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm kết mạc ở trẻ em là do nhiễm khuẩn, viêm dị ứng. Thông thường nhất là viêm kết mạc do vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, phế cầu, bạch hầu, Haemophilus influenzae, trực khuẩn Weeks, Moraxella... Ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện viêm kết mạc do lậu cầu, bệnh này tiến triển nặng, đặc biệt nguy hiểm với giác mạc.

Khi bị mắc viêm kết mạc ở trẻ em do lậu cầu, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời bệnh sẽ lan vào giác mạc gây viêm giác mạc khiến bé bị mù. Đôi khi viêm kết mạc ở trẻ em xuất hiện theo mùa, đây là một dạng dị ứng, thường phát bệnh với bé từ 5 tuổi và thường gặp ở bé trai.

Trẻ bị viêm kết mạc phải làm sao?

2. Triệu chứng của viêm kết mạc ở trẻ em

Khi bị viêm kết mạc, trẻ nhỏ sẽ thấy mắt ngứa, cộm, chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và có nhiều tiết tố ở mắt. Đôi khi sáng ngủ dậy tiết tố viêm làm cho hai mi dính chặt lại nên bệnh nhân rất khó mở mắt. Bệnh nhân thấy nhìn khó nhưng thi lực thường không giảm (trừ khi có biến chứng viêm giác mạc).

Mi mắt sưng nề, mạch máu kết mạc (phần lòng trắng của mắt) bị cương tụ làm cho mắt bị đỏ, kết mạc có thể phù nề. Có thể có xuất huyết dưới kết mạc (gặp trong hình thái viêm kết mạc xuất huyết).

Kết mạc mi có lớp giả mạc che phủ (gặp trong hình thái viêm kết mạc giả mạc), kết mạc mi có tổn thương nhú, hột. Trường hợp nặng có thể gây tổn thương giác mạc làm cho giác mạc bị mờ đục do thẩm lậu viêm, khi đó thị lực của bệnh nhân giảm rất nhiều. Bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ, có sưng hạch góc hàm hoặc hạch sau tai, họng đỏ, amidan sưng to, có nốt mụn phỏng ở ngoài da mi và mặt.

Khi phát hiện trẻ bị viêm kết mạc, gia đình cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để bé được chữa trị kịp thời, tránh xảy ra những biến chứng đáng tiếc.

3. Con đường lây truyền của bệnh viêm kết mạc

- Bệnh có thể lây từ người này sang người khác qua nước mắt và tiết tố có chứa nhiều yếu tố gây bệnh.

- Lây qua các vật dụng sinh hoạt: do dùng chung khăn mặt và chậu rửa mặt, bệnh nhân dụi mắt và cầm nắm vào các đồ vật và sẽ lây cho những người dùng chung đồ vật đó (hay gặp ở những người trong cùng gia đình , các nhà trẻ, mẫu giáo).

- Lây qua môi trường bể bơi, ở một số nơi do vệ sinh kém (như ở một số vùng nông thôn) có thể lây qua vật trung gian là ruồi.

- Lây qua đường nước bọt, nước mắt được tiết ra sau khi làm nhiệm vụ dinh dưỡng và làm sạch cho mắt sẽ thoát qua đường dẫn nước mắt (lệ đạo) để xuống mũi, họng. Ở những trẻ bị viêm kết mạc cấp, trong nước mắt có chứa rất nhiều yếu tố gây bệnh, khi trẻ nói chuyện, ho hoặc hắt hơi thì yếu tố gây bệnh sẽ theo nước bọt bắn ra ngoài và lây bệnh cho người khác. Bởi vậy bố mẹ nên hạn chế cho bé đi tới những chỗ đông người khi bé bị viêm kết mạc

Trẻ bị viêm kết mạc phải làm sao?

4. Điều trị bệnh viêm kết mạc ở trẻ em

- Rửa mắt thường xuyên bằng dung dịch NaCl 0,9%.

- Đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa khám và làm xét nghiệm đầy đủ.

- Bóc màng giả hằng ngày hoặc cách ngày (nếu có màng giả).

- Thuốc: chủ yếu dùng kháng sinh tra tại mắt, tra thuốc nước ban ngày, tra nhiều lần trong ngày (10 đến trên 15 lần/ngày).

- Thuốc mỡ tra buổi tối trước khi ngủ, thời gian điều trị thường kéo dài 10 - 15 ngày.

5. Cách phòng tránh viêm kết mạc ở trẻ em

Là một bệnh nhiễm trùng nên điều quan trọng nhất là giữ vệ sinh, đặc biệt là vùng mắt. Trẻ thường nghịch ngợm, lại chưa có ý thức nên thường lấy tay dụi mắt, điều này khiến nguy cơ nhiễm viêm kết mạcở trẻ tăng lên. Không thể cấm trẻ vận động hay từng giờ từng phút canh không cho trẻ dụi mắt, vì vậy cần phải làm vệ sinh sạch sẽ sau khi trẻ vận động.

Không nên dùng khăn mặt của bố mẹ để làm vệ sinh cho bé, hàng ngày nên dùng nước muối sinh lý để nhỏ mắt cho con. Chú ý các bố mẹ cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng trước khi nhỏ mắt cho con. Với trẻ sơ sinh thì thường xuyên lau sạch mắt bé bằng gạc vô trùng tẩm nước muối sinh lý hoặc bằng khăn riêng, khăn này phải được xử lý qua nước đun sôi để nguội, đảm bảo khâu vệ sinh chặt chẽ.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!