Trẻ một tháng tuổi biết làm gì?

Chăm Sóc Bé - 11/24/2024

Trẻ một tháng tuổi biết làm gì là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ. Để tìm hiểu xem trong giai đoạn này, bé đã biết làm gì, Lily & WeCare xin mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời cho câu hỏi trên.

Trẻ một tháng tuổi biết làm gì là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ. Để tìm hiểu xem trong giai đoạn này, bé đã biết làm gì, Lily & WeCare xin mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời cho câu hỏi trên.

Khi bé còn trong bụng mẹ bé luôn ở tư thế cuộn tròn, vì vậy khi chào đời trẻ 1 tháng tuổi sẽ nhăn nheo một thời gian, chân tay bé còn chưa duỗi thẳng, vài trường hợp chân bé cẫn còn cong. Tuy nhiên, các mẹ đừng quá lo lắng vì những điều này sẽ dần thay đổi khi bé có thời gian phát triển.

Với trẻ 1 tháng tuổi thì bé đang tập làm quen với thế giới lớn và bạn lại làm quen với việc chăm sóc nhu cầu cần thiết cho bé nhiều hơn. Dưới đây là một vài thay đổi về hành vi của bé mà bạn thấy trong tháng đầu tiên này.

1. Tăng trưởng của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Trẻ được sinh ra với chất lỏng bao bọc bên ngoài cơ thể và bé thường mất 10% trọng lượng sinh trước khi trở nên ổn định và lúc này bé bắt đầu tăng cân. Khi bé được 2 tuần tuổi thì bé sẽ tăng cân nhanh chóng.

2. Kỹ năng vận động

Bạ sẽ thấy bé được sinh ra với một số phản xạ bẩm sinh như mút. Chẳng bao lâu sau khi sinh, em bé có thể bám vào núm vú mẹ để bú sữa. Nếu bạn đặt ngón tay vào bên trong lòng bàn tay bé, bé sẽ nắm tay lại. Nếu như bé bị giật mình thì bé sẽ nhanh chóng đưa hai tay và chân ra phía ngoài sau đó đưa về bình thường. Ngay cả khi bé mới 1 tháng tuổi thì bé cũng đã có bản năng đi bộ. Nếu bạn đặt bàn chân của trẻ lên trên bề mặt rắn và giữ phần thân thì em bé có thể di chuyển một vài bước.

Trẻ một tháng tuổi biết làm gì?

Vận động của bé ngày càng linh hoạt và tự chủ hơn, cằm bé có thế nhấc lên một vài giây khi bé được đặt nàm sấp. Lúc này, bé vẫn chưa thể tự giữ đầu ngóc lên nếu như không có sự giúp sức của bạn.

Như vậy, khả năng vận động rõ nhất của bé lúc 1 tháng tuổi là phản xạ mút, vận động các cơ miệng. Tay của bé lúc này đã biết xòe rộng ra, tất nhiên bé vẫn chưa thể cầm chắc một đồ vật trong tay. Bé cũng có thể cố đưa một thứ gì đó vào miệng,.. vì vậy bạn nên cách ly bé với những đồ vật nhỏ hoặc đồ chơi gây nguy hiểm cho bé.

3. Ngủ

Trong vài tuần đầu tiên, các bé sẽ chỉ muốn ngủ. Trên thực tế các trẻ sơ sinh ngủ 15 – 16 giờ một ngày và giờ giấc hay thất thường. Chính vì thế, mẹ có thể điều chỉnh, giới hạn giờ giấc ngủ của bé sao cho hợp lý. Không giống như với người lớn, bé ngủ nhưng mắt bé chuyển động rất nhanh, vì thế bé sẽ rất dễ thức dậy trong tuần đầu tiên.

4. Thị giác của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Trẻ 1 tháng tuổi có thị lực rất mờ, bị cận thị và chỉ có thể nhìn thấy các đối tượng trong cự ly gần khoảng 20 -30 xm. Bé cũng thích xem xét những đồ vật, khu vực có màu sắc tương phản với gam màu đen trắng. Phần lớn các bé đều thích ngắm nhìn khuôn mặt và những đường nét trên khuôn mặt của cha mẹ. Điều này giải thích vì sao trong lúc bạn cho bé bú, bé thỉnh thoảng ngừng bú và nhìn chằm chằm vào khuôn mặt bạn.

Trẻ 1 tháng tuổi có xu hướng nhìn vào lông mày, đường viền tóc hay cử động môi của bạn, ngay khi bé quen với bạn trong tháng đầu tiên, bé sẽ trở nên thích thú với việc trao đổi ánh mắt với người khác.

Các bé thích khuôn mặt người hơn là các hình dạng hay màu sắc khác, tiếp đến những thứ các bé quan tâm là những đồ vật phát sáng, chuyển động.

5. Thính giác

Khả năng nghe của bé lúc này còn mập mờ bởi vì bé bị ứ đọng chất lỏng ở giữa tai. Nhưng điều ngạc nhiên là bé lại rất thích thú với tất cả giọng nói của mọi người xung quanh.

Bé cũng thích âm thanh leng keng của những chiếc chuông gió hay tiếng kêu của chiếc đồng hồ để bàn. Nếu bạn càng cho bé làm quen với nhiều loại âm thanh khác nhau thì bé càng có nhiều trải nghiệm hơn về sau. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn cho bé nghe nhạc mọi lúc, vì bé cũng cần những giây phút yên tĩnh. Những kích thích âm thanh quá cao có thể khiến bé hoảng sợ, khóc, quay mặt đi, cong lưng,...

Trẻ một tháng tuổi biết làm gì?

6. Khứu giác

Chỉ sau 1 tuần khi mới chào đời, bé đã biết đánh hơi thấy mùi thơm của bầu sữa mẹ, thậm chí là mùi mồ hôi của mẹ. Khả năng nhận biết mùi của bé về bạn xuất hiện trước khi bé nhận diện ra khuôn mặt bạn.

7. Vị giác

Lúc này, các bé đã bắt đầu nhận biết được vị ngọt và thích thú với vị này, vị giác của bé lúc này chưa đủ trưởng thành để phân biệt cay, đắng, chua.

8. Ăn

Trong tháng tuổi đầu tiên, bé sẽ bú sữa mẹ từ 8 cho đến 12 lần trong 1 ngày. Khi mà bé đói, bé sẽ bắt đầu di chuyển đầu sang 2 bên, tìm kiếm núm vú hoặc mở miệng khi bạn chạm vào má bé. Bé ăn đủ thì thường sẽ chìm vào giấc ngủ và tã ướt từ 4 đến 6 lần một ngày.

Khi trẻ 1 tháng tuổi là giai đoạn các mẹ phải hết sức quan tâm và để ý đến sự phát triển của bé. Đây là giai đoạn trẻ cần những điều kiện, quan tâm để có thể thích nghi với môi trường xung quanh. Chính và vậy, khi trẻ có những thay đổi, bạn hãy xem đó là điều rất bình thường và hãy cố gắng dành trọn tình yêu thương tốt nhất cho bé.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!