Trẻ ngủ ngáy phải làm sao?

Chăm Sóc Bé - 05/02/2024

Thông thường nếu ban ngày trẻ vận động nhiều, cơ thể mệt mỏi thì ban đêm sẽ có hiện tượng ngủ ngáy. Tuy nhiên nếu đêm nào trẻ cũng thở khò khè hoặc ngáy to thì rất có thể hô hấp của trẻ có vấn đề. Điều này rất nguy hiểm nên cha mẹ phải chú ý để có cách điều trị phù hợp giúp bé luôn khỏe mạnh phát triển toàn diện. Vậy trẻ ngủ ngáy phải làm sao, mời các bạn hãy cùng tham khảo thông tin dưới đây của Lily & WeCare để biết thêm nhiều cách điều trị phù hợp nhất.

Thông thường nếu ban ngày trẻ vận động nhiều, cơ thể mệt mỏi thì ban đêm sẽ có hiện tượng ngủ ngáy. Tuy nhiên nếu đêm nào trẻ cũng thở khò khè hoặc ngáy to thì rất có thể hô hấp của trẻ có vấn đề. Điều này rất nguy hiểm nên cha mẹ phải chú ý để có cách điều trị phù hợp giúp bé luôn khỏe mạnh phát triển toàn diện. Vậy trẻ ngủ ngáy phải làm sao, mời các bạn hãy cùng tham khảo thông tin dưới đây của Lily & WeCare để biết thêm nhiều cách điều trị phù hợp nhất.

Trẻ ngủ ngáy phải làm sao?

Ngủ ngáy là bệnh gì?

Ngủ ngáy là triệu chứng xảy ra trong lúc ngủ, khi đó vùng họng sau bị hẹp lại. Khi người ngủ hít thở, lượng khí sẽ vào cơ thể để cung cấp oxy, nhưng do đi qua một vùng hẹp hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo nên một loại âm thanh mà người ta gọi là ngáy. Vùng hẹp đó có thể ở vùng mũi, miệng hoặc họng. Những âm thanh này thường phát ra gây khó chịu cho những người xung quanh, tuy nhiên người ngủ ngáy thì lại thường không nghe thấy và cũng không ý thức được là mình đang ngáy.

Trẻ ngủ ngáy phải làm sao?

Dấu hiệu khi trẻ ngủ ngáy

Nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng bất thường mẹ nên đưa bé đi thăm khám để được điều trị kịp thời. Một số dấu hiệu điển hình khi trẻ ngủ ngáycó thể kể đến như sau:

- Trẻ ngủ ngáy to như người lớn, ngáy thường xuyên, kể cả ngủ trưa lẫn ngủ tối, đôi khi thấy trẻ ngưng thở chốc lát khi ngủ.

- Nhịp thở khi ngủ thường không đều và bị ngắt quãng.

- Trẻ ngủ không sâu, giấc ngủ bị xáo trộn, có thể xảy ra hiện tượng mê sảng, khi thức giấc thấy trẻ mệt mỏi uể oải, thiếu tập trung.

- Trẻ có hiện tượng thừa cân, béo phì, tăng cân đột ngột.

- Trẻ thường xuyên thấy nhức đầu vào buổi sáng.

Trẻ ngủ ngáy nguy hiểm như thế nào?

Bệnh ngủ ngáy ở trẻ em tuy không quá ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nhưng đôi khi nó cũng có thể đi kèm với dấu hiệu giảm khả năng tập trung và khả năng ngôn ngữ, hoạt động thể chất kém đi, trẻ dễ bị cáu gắt, khó chịu trong người.

Trẻ sẽ có nguy cơ phải đối diện với các bệnh như tim mạch, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, giảm trí nhớ, trầm cảm...

Khi trẻ ngủ ngáy, nhịp thở thường không đều và bị ngắt quãng. Hiện tượng này kéo dài sẽ làm châm quá trình cung cấp oxy lên não và làm chậm lưu thông máu, cơ thể sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Về lâu dài, tinh thần và sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Và cuối cùng, khi trẻ ngủ ngáy sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng ngưng thở khi ngủ, làm tăng nguy cơ tử vong cao.

Trẻ ngủ ngáy phải làm sao?

Trẻ ngủ ngáy phải làm sao?

Nếu trẻ chỉ thỉnh thoảng mới ngủ ngáy thì không có vấn đề gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu điều này diễn ra một cách thường xuyên thì trước tiên bạn nên đưa trẻ đi khám sớm và có những lưu ý trong quá trình chăm sóc cho trẻ.

- Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng thì cha mẹ nên đưa con đi điều trị bệnh, không để lâu, kéo dài vì điều này cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng ngủ ngáy của trẻ. Hoặc nếu bạn nghi ngờ chứng ngủ ngáy ở bé có liên quan đến sức khỏe thì nên chủ động đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng.

- Nếu trẻ đã lớn có thể hỏi ý kiến bác sĩ xem có nên tiến hành phẫu thuật điều trị chứng ngủ ngáy cho trẻ hay không. Có thể phẫu thuật ở vòm miệng, mũi, hàm, cổ hoặc lưỡi, tùy thuộc vào vị trí của các mô có liên quan đến ngủ ngáy. Một số bệnh như lệch vách ngăn mũi, amidan, trẻ có mô dư trong cổ họng, khi được tiến hành phẫu thuật cắt bỏ có thể làm giảm triệu chứng ngủ ngáy. Các mô dư có thể được loại bỏ bằng các phương pháp như phẫu thuật laser, nhiệt điện cực hoặc đốt nhiệt bằng sóng cao tần, làm các mô của vòm miệng cứng và co lại.

- Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ trước giờ đi ngủ như thế sẽ giúp trẻ dễ thở hơn.

Trẻ ngủ ngáy phải làm sao?

- Đối với những trẻ bị thừa cần béo phì thì bạn nên tiến hành cho trẻ giảm cân bằng cách tập thể dục thể thao đều đặn và có chế độ ăn uống khoa học. Hạn chế cho trẻ ăn nhiều và buổi tối. Tốt nhất nên ăn trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.

- Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc ngủ.

- Phòng ngủ của trẻ phải được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng, yên tĩnh để loại bỏ được những tác nhân gây dị ứng. Nên cho trẻ nằm gối cao vừa phải và luôn giữ đầu cao hơn thân.

- Tập cho trẻ nằm nghiêng thay vì nằm ngửa khi ngủ. Bởi vì khi nằm nghiêng trẻ sẽ giảm triệu chứng ngáy hơn rất nhiều.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!