Trẻ sinh non tháng đầu tiên tăng bao nhiêu cân là chuẩn

Bạn Cần Biết - 11/24/2024

Sau khi sinh, trẻ sinh non thường được chuyển tới chăm sóc ở bộ phận dành riêng cho chúng, lúc ở nơi này các bé sẽ được theo dõi cẩn thận để chắc chắn rằng cơ thể bé đã nhận được sự cân bằng về chất lỏng, cũng như các chất khác như chất khoáng (ở đây là natri, kali, cùng các chất dinh dưỡng cần thiết cho tới khi cơ thể hoàn thiện bình thường.

Sau khi sinh, trẻ sinh non thường được chuyển tới chăm sóc ở bộ phận dành riêng cho chúng, lúc ở nơi này các bé sẽ được theo dõi cẩn thận để chắc chắn rằng cơ thể bé đã nhận được sự cân bằng về chất lỏng, cũng như các chất khác như chất khoáng (ở đây là natri, kali, cùng các chất dinh dưỡng cần thiết cho tới khi cơ thể hoàn thiện bình thường.

Những đứa trẻ sinh non thường có chế độ dinh dưỡng khác với sinh đủ tháng để có thể đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng của cơ thể...

Chăm sóc nuôi dưỡng

Sau khi sinh, trẻ sinh non thường được chuyển tới chăm sóc ở bộ phận dành riêng cho chúng, lúc ở nơi này các bé sẽ được theo dõi cẩn thận để chắc chắn rằng cơ thể bé đã nhận được sự cân bằng về chất lỏng, cũng như các chất khác như chất khoáng (ở đây là natri, kali, cùng các chất dinh dưỡng cần thiết cho tới khi cơ thể hoàn thiện bình thường.

Với những đứa trẻ sinh non, việc chăm sóc cần lưu tâm nhiều hơn. Khi vừa ra đời, chúng sẽ được cho sưởi bằng máy đặc biệt để có thể giảm nhu cầu calo tới mức thấp nhất. Thông qua đó, bé sẽ không cần phải dùng quá nhiều năng lượng cho việc sưởi ấm. Bên cạnh đó, việc này cũng sẽ giúp làm ẩm không khí, từ đó duy trì nhiệt độ tránh xảy ra tình trạng mất nước ở cơ thể bé.

Trẻ sinh non tháng đầu tiên tăng bao nhiêu cân là chuẩn

Chế độ ăn

Chế độ dinh dưỡng của trẻ sinh non thường khác với những đứa trẻ đủ tháng, chúng thường không thể ăn hết 1 bình sữa do sự kết hợp giữa các hành động mút, hít thở và nuốt còn khó khăn. Hơn nữa, vì sinh thiếu tháng nên bé thường có biểu hiện khó thở, nồng độ oxi trong cơ thể thấp, hay bị nôn trớ, hệ tuần hoàn chưa hoàn thiện, có thể gặp một vài bệnh như nhiễm trùng máu. Ngoài ra, bé cũng có thể sẽ gặp phải những khó khăn nhất định vì thế chưa thể nào bú bằng miệng ngay được.

Những đứa trẻ sơ sinh nhỏ hoặc ốm yếu rất cần nhận chất dinh dưỡng cũng như chất lỏng thông qua đường tĩnh mạch. Cho tới khi bé lớn hơn và có thể bắt đầu bú sữa mẹ hoặc bú bình thì lúc này bé đã khỏe mạnh, các mẹ có thể bắt đầu yên tâm hơn.

Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên tăng lượng sữa gấp mà nên tăng từ từ, việc này sẽ giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng đường ruột cho bé. Tốt nhất hãy cho bé ăn sữa mẹ nhiều bởi những đứa trẻ bị nhiễm trùng đường ruột thường là những bé cho ăn sữa ngoài nhiều.

Ngoài ra, khi trẻ sinh non bạn nên cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn bởi dòng sữa từ mẹ dễ kiểm soát hơn sữa từ bình vào, tránh tình trạng bé bị nghẹt thở khi bú. Vì thế, trong trường hợp cho bé bú bình, các mẹ nên sử dụng núm vú để kiểm soát dòng chảy của sữa sẽ giúp ích cho bé trong giai đoạn tập bú.

Tăng cân

Những đứa trẻ sinh non thường được cân mỗi ngày để có thể theo dõi cân nặng của bé, từ đó sẽ có sự điều chỉnh kịp thời trong chế độ ăn. Những ngày đầu, bé thường gặp tình trạng bị sụt cân do cơ thể bé bị mất nước. Tuy nhiên, trong một vài ngày tiếp theo, bé sẽ có dấu hiệu tăng cân trở lại.

Trẻ sinh non tháng đầu tiên tăng bao nhiêu cân là chuẩn

Tùy thuộc vào kích cỡ, tuổi thai cũng như sức khỏe của em bé mà bác sĩ có thể đưa ra tiêu chuẩn tăng cân phù hợp. Tuy nhiên, trung bình mỗi bé sẽ tăng 5g mỗi ngày trong trường hợp bé sinh ở tuần thứ 24, với trường hợp bé sinh vào tuần thứ 33 sẽ là 20g. Dù trong bất kì trường hợp nào, bé cũng nên được tăng thêm 15g mỗi ngày cho 1kg cân nặng của mình.

Những đứa trẻ sinh non phải được bác sĩ xác định là tăng cân đều đặn mới được phép xuất viện. Ở một số bệnh viện có đặt ra những tiêu chuẩn nhất định về cân nặng cho bé trước thời gian xuất viện để đảm bảo sức khỏe cho bé. Nói chung, với những đứa trẻ bị sinh non, trước khi xuất viện thông thường chúng phải tăng được ít nhất 2kg mới có thể rời khỏi lồng ấp và xuất viện về.

Mỗi lần mẹ cho bé bú, bé sẽ phải đi ngoài từ 6 đến 8 lần và cũng đi tiểu từ 6 đến 8 lần mỗi ngày. Phân của bé thường sẽ lỏng hoặc có máu, tình trạng nôn trớ của những đứa trẻ sinh thiếu tháng này rất có thể là dấu hiệu cho thấy chúng gặp phải một số vấn đề nào đó. Vì thế, khi gặp hiện tượng này, các mẹ cần thông báo ngay với bác sĩ để có thể khám và điều trị kịp thời cho bé.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!