Trẻ sơ sinh dễ viêm phổi nếu mẹ bầu 'dính' BPA

Làm mẹ - 04/29/2024

Đây là kết quả của một nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí JAMA Pediatrics.

Sản phụ tiếp xúc với hóa chất bisphenol A (BPA) - được dùng để sản xuất lon nhôm - có thể làm tăng 4 lần nguy cơ mắc các vấn đề về phổi ở trẻ, như viêm phổi. Đó là kết quả nghiên cứu mới đăng tải trên Tạp chí JAMA Pediatrics.

Trẻ sơ sinh dễ viêm phổi nếu mẹ bầu 'dính' BPA

Trẻ dễ bị viêm phổi nếu mẹ tiếp xúc với chất BPA khi mang thai (ảnh: Internet)

TS.Adam J.Spanier, thuộc Đại học Maryland, thành phố Baltimore, Mỹ cùng các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu 398 cặp mẹ - con để xem xét mức độ tiếp xúc của các bà mẹ với BPA trong khi mang thai bằng cách kiểm tra nồng độ hóa chất này trong nước tiểu của họ vào tuần thứ 16 và 26 của thai kỳ. Các nhà khoa học cũng đánh giá phổi của trẻ em bằng cách đo lượng không khí trẻ thở ra trong 1 giây đầu tiên và lấy mẫu nước tiểu của trẻ trong những năm đầu tiên. Kết quả cho thấy nồng độ BPA tăng 10 lần trong nước tiểu của người mẹ tương ứng với việc giảm 14,2% chức năng chuyển hóa ôxi ở trẻ 4 tuổi. Nói cách khác, BPA có thể ảnh hưởng đến chức năng phổi của trẻ trong những năm đầu đời nhưng ảnh hưởng này có thể biến mất theo thời gian.

Theo TS.Spanier, sản phụ nên hạn chế mức thấp nhất việc tiếp xúc với BPA trong quá trình mang thai để tránh ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ, ngoài nguy cơ tăng bệnh viêm phổi, các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra BPA tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, béo phì.

>>Xem thêm: Hỏi - đáp về mang thai

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!