Các cách điều trị bệnh béo phì (P2)

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Mục tiêu của việc điều trị bệnh béo phì là bạn phải đạt được cân nặng phù hợp để có một cuộc sống khỏe mạnh.

Mục tiêu của việc điều trị bệnh béo phì là bạn phải đạt được cân nặng phù hợp để có một cuộc sống khỏe mạnh. Bạn có thể sẽ cần đến một đội ngũ chuyên gia tư vấn, giúp đỡ trong việc thay đổi thói quen ăn uống và hoạt động hằng ngày.

Bạn nên lên kế hoạch giảm cân lâu dài tại bệnh viện cùng bác sĩ để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Mục đích điều trị bệnh béo phì có thể bắt nguồn từ việc bạn mong muốn thay đổi phong cách sống bằng cách tập luyện thể thao nhiều hơn và sử dụng các loại thức ăn bổ dưỡng. Thực chất, mục đích ban đầu của bạn nên là mong muốn tăng cường sức khỏe, không nên quá đặt nặng việc khao khát đạt được cân nặng trong mơ.

Cẩn thận với các quá trình giảm cân nhanh

Các quá trình hoặc phương pháp giảm cân nhanh chóng nhờ thuốc hoặc các thực phẩm chức năng có thể nghe rất hấp dẫn. Tuy nhiên, trên thực tế, chẳng có loại thực phẩm “thần kỳ” nào có thể giúp bạn giảm cân cả. Chúng sẽ có tác dụng trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng kết quả về lâu dài cũng chẳng khác gì so với khi bạn giảm cân theo cách thông thường.

Tăng cường tập luyện thể thao

Các hoạt động tập luyện có thể giúp bạn đốt cháy rất nhiều calo. Nói chung, các chuyên gia thường khuyến khích mọi người tập thể dục điều độ và thường xuyên để có một cơ thể cường tráng và khỏe mạnh. Rất nhiều người đã thành công trong việc giảm cân và giữ cân chỉ bằng một bài tập đi bộ đơn giản trong vòng một năm. Ngoài ra, thay đổi một số thói quen nhỏ trong cuộc sống hằng ngày cũng giúp ích cho bạn rất nhiều đấy! Bạn có thể đỗ xe xa hơn bình thường để tận dụng cơ hội đi bộ mỗi sáng đi làm chẳng hạn.

Thay đổi cách hành xử

Thay đổi lối hành xử, cách nhìn nhận cuộc sống của bản thân cũng là một cách giúp bạn có một đời sống vui tươi hơn và cũng góp phần giúp quá trình giảm và giữ cân có hiệu quả. Bạn nên đến bệnh viện kiểm tra xem liệu bạn có bị căng thẳng hay có yếu tố gì trong thói quen hằng ngày dẫn đến tình trạng béo phì hiện tại hay không.

Đến bệnh viện kiểm tra

Bạn nên đến gặp bác sĩ sau 6 tháng bắt đầu giảm cân để biết rằng mình đang ở giai đoạn nào và liệu những nỗ lực mình bỏ ra có được đền đáp hay không.

Một số người sẽ không thể giảm cân nữa trong khoảng thời gian này, vì cơ thể họ đang dần quen với việc tiêu thụ ít calo, do đó họ bắt đầu thấy chán nản. Lúc này, bác sĩ sẽ khuyến khích bạn tăng thêm các hoạt động luyện tập thể chất và tiếp tục thay đổi chế độ dinh dưỡng. Mục tiêu điều trị béo phì ban đầu của bạn có thể được chuyển sang giữ số cân hiện tại.

Nếu như bạn đã nghiêm túc thực hiện quá trình giảm cân nhưng vẫn không có sự thay đổi đặc biệt nào diễn ra hoặc bạn gặp trở ngại về sức khỏe thì bác sĩ có thể bắt đầu kê đơn thuốc hoặc đề nghị thực hiện phẫu thuật.

Thuốc giảm cân theo toa

Trong một số trường hợp nhất định, các loại thuốc được bác sĩ kê toa có thể sẽ có tác dụng. Tuy vậy, bạn nên nhớ rằng, việc uống thuốc phải được thực hiện song song với chế độ ăn uống đã quen trước đó cùng chế độ tập luyện. Nếu bạn chỉ chăm chăm sử dụng thuốc mà không nỗ lực thay đổi thói quen hằng ngày thì việc giảm cân cũng chẳng có tác dụng gì.

Trước khi kê toa, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng sức khỏe của bạn cũng như những tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra. Một số loại thuốc giảm cân không phù hợp với phụ nữ, phụ nữ mang thai hoặc những người đang điều trị các loại bệnh lý khác.

Một điều bạn cần cân nhắc nữa đó là, không phải ai cũng có thể giảm cân nhờ thuốc và nếu có thì tác dụng của thuốc lại không kéo dài.

Phẫu thuật giảm cân

Phẫu thuật nhằm giảm cân sẽ giúp bạn giảm đi số lượng thức ăn mà bạn có thể tiêu thụ hoặc giảm khả năng hấp thụ thức ăn và calo.

Tuy rằng phẫu thuật giảm cân là hy vọng tốt nhất để giúp bạn giảm cân, nhưng nó vẫn có thể đem lại những rủi ro khá nghiêm trọng. Phẫu thuật cũng không thể đảm bảo rằng bạn sẽ giảm được hoàn toàn số cân nặng bạn mong muốn và nó cũng không hề đảm bảo cân nặng của bạn sẽ không tăng trở lại.

Một số liệu pháp điều trị khác

FDA (Hiệp hội Thực phẩm và Thuốc) đã công nhận một liệu pháp điều trị giảm cân mới được gọi là “Chặn dây thần kinh vị giác” vào năm 2014. Khi thực hiện liệu pháp này, bác sĩ sẽ cấy một thiết bị dưới da bụng của bệnh nhân. Thiết bị này sẽ truyền xung điện lên não thông báo rằng bệnh nhân hiện đang đói hay no.

Tránh tăng cân sau khi kết thúc quá trình giảm cân

Một trong những cách tốt nhất để không tăng cân trở lại đó là thường xuyên tập thể thao. Bạn nên ghi chú lại những bài tập giúp bản thân có hứng thú tập luyện. Khi đã giảm cân thành công và cảm thấy khỏe mạnh hơn, bạn hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn về các bài tập khác mà bạn có thể thực hiện nếu cần thiết và phù hợp. Bạn cũng có thể cùng thực hiện giảm cân với những người khác theo một chương trình giảm cân đã được định sẵn.

Có rất nhiều cách giúp bạn “đối phó” với tình trạng béo phì và có một cuộc sống khỏe mạnh hơn. Bạn có thể thử cắt giảm lượng calo tiêu thụ hằng ngày, ăn những loại thực phẩm dinh dưỡng hơn, hoặc sử dụng thuốc giảm cân theo toa của bác sĩ và thực hiện phẫu thuật. Nếu sau khi giảm cân thành công, bạn lại tăng cân thì cũng đừng quá nản chí nhé, bởi vì điều này rất bình thường. Có thể đó chỉ là do chế độ giảm cân hiện tại của bạn không phù hợp mà thôi. Lúc này, bạn nên hỏi bác sĩ tư vấn và bắt đầu giảm cân lại từ đầu.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Giảm cân hiệu quả bằng chế độ ăn uống hợp lý hay tập thể dục?
  • Béo phì và thai kỳ: nguy cơ cần biết
  • 11 phương pháp giảm cân mới ít người biết

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!