7 giờ sáng: Tắm nước nóng
Thật khó khăn để kéo mình ra khỏi giường khi những cơn đau và sổ mũi cứ hoành hành. Tuy nhiên, tắm nước nóng buổi sáng có thể xua tan cơn nghẹt mũi khiến bạn khó chịu cả đêm qua. Theo bác sĩ E. Neil Schachter, tác giả cuốn sách 'Hướng dẫn của một bác sĩ tốt về cảm lạnh và cúm', hơi nước và độ ẩm có tác dụng nới lỏng chất dịch nhày và làm sạch xoang giúp bạn dễ thở hơn nhiều.
8 giờ sáng: Uống hai muỗng cà phê si rô cây cơm cháy
Si rô này được làm từ quả cây cơm cháy và có thể được tìm mua tại các cửa hàng thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Theo bác sĩ nhi khoa ở Oradell New Jersey- Heather Jeny, loại quả này có chứa đặc tính kháng vi-rút giúp tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy, hãy uống nhiều nhất 2 thìa cà phê si rô với 3 lần/ngày để giảm mức độ và thời gian mắc bệnh. Ngoài ra, đây cũng là một biện pháp phòng ngừa nếu bạn đã tiếp xúc với người bị cảm.
9 giờ sáng: Trứng và trà thay thế cho ngũ cốc và cà phê
Trứng là một loại protein hoàn chỉnh. Khoa học đã chứng minh, trong trứng có đầy đủ 9 loai axit amin thiết yếu giúp cơ thể chống lại sự lây nhiễm. Hãy kết hợp một quả trứng ốp la cùng một cốc trà chanh mật ong.
Ăn trứng buổi sáng hỗ trợ chữa cảm cúm (ảnh minh họa: Internet)
Giám đốc khoa nhi tại Tập đoàn Y tế Riverside ở Secaucus New Jersey - Zeyed Baker - đã tiết lộ, mật ong có tác dụng trong việc giảm ho hơn so với thuốc kê theo toa, vì khi tiếp xúc cổ họng, mật ong sẽ bao phủ bề mặt sau khiến cơn ho giảm dần.
12 giờ 30: Ăn trưa cùng salad đậu xanh và hạt bí ngô
Đậu xanh và hạt bí ngô sẽ là hai thực phẩm hữu ích nếu bạn muốn bổ sung kẽm- chất dinh dưỡng giúp đẩy mạnh phản ứng cơ thể với sự lây nhiễm và giảm viêm. Cũng có bằng chứng thể hiện việc sử dụng kẽm trong 24 giờ khiến bệnh cảm cúm rút lui dần. Nói theo cách khác, hãy uống viên kẽm cho đến khi bệnh dần biến mất.
2 giờ chiều: Uống đủ nước
Hydrat rất quan trọng khi bạn chiến đấu với bệnh tật, vì cơn sốt nhẹ sẽ làm tăng lượng chất lỏng bốc hơi khỏi cơ thể, làm bạn có nguy cơ bị mất nước. Hơn nữa, nhận được chất lỏng đầy đủ sẽ khiến cơ thể bạn cuốn trôi hết các chất nhầy tích lũy trong mũi và họng. Chính vì thế, hãy chắc chắn uống nhiều hơn hai ly nước so với lượng nước thường ngày bạn hấp thụ nhé (trà và súp cũng được tính vào chỉ tiêu).
3 giờ chiều: Đi bộ
Hai mươi phút dạo quanh các tòa nhà có thể bổ sung năng lượng và cải thiện các triệu chứng của bạn. Các bài thể dục vừa phải như đi bộ kích thích bạn thở sâu và mở đường mũi của mình, do đó việc thở sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, theo nghiên cứu của tạp chí Gut, tập thể dục cũng làm tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột.
6 giờ 30 tối: Nhâm nhi một bát súp gà
Mẹ bạn thật tuyệt vời khi tẩm bổ cho bạn bằng một bát súp gà vào những ngày bệnh: Hơi nước và các thành phần của món súp có thể ngăn chặn các hóa chất gây viêm nhiễm trong cơ thể.
Thậm chí, nếu bạn không được ăn món do chính tay mẹ nấu, súp gà đóng hộp cũng rất hiệu quả để chữa cảm lạnh, theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Chest.
9 giờ tối: Rửa sạch mũi và cổ họng
Dịch nhầy không thoát được có thể mưng mủ trong đêm gây nhiễm trùng, vì vậy rửa sạch chất nhầy trước khi đi ngủ rất quan trọng. Hãy súc miệng bằng dung dịch muối để loại bỏ dịch và vi khuẩn.
10 giờ tối: Nghỉ ngơi và đi ngủ
Chống lại cơn cảm lạnh thì không có thời gian xem các chương trình truyền hình đêm khuya đâu. Theo một nghiên cứu cho biết, cơ thể bạn cần ít nhất bảy tiếng nghỉ ngơi để chiến đấu với bệnh. Đó là lí do vì sao giấc ngủ nên là ưu tiên số một khi bạn bị cảm lạnh.
Để ngủ ngon khi bạn nghẹt mũi, hãy thêm một cái gối để nâng đầu mình cao hơn. Hành động này giúp các xoang khô thoáng, đường mũi mở sẽ dễ thở hơn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!