Triển lãm HIV/AIDS ở Việt Nam: Nỗi đau và Hy vọng

Sống khỏe mạnh - 04/24/2024

Các nhà tổ chức hi vọng cuộc trưng bày sẽ kêu gọi nỗ lực của tất cả mọi người để tiếp tục chiến đấu với đại dịch này.

Đúng như tên gọi, cuộc trưng bày 'Nỗi đau và Hy vọng - 20 năm HIV/AIDS' diễn ra ngày 22/11/2010, giúp người xem tiếp cận trực diện với những đồ vật trong cuộc sống của người có HIV, thậm chí là nghe chính họ kể về cuộc đời mình.

Những chiếc vòng hoa do các em học sinh Ðiện Biên làm. Có thời điểm, một tuần người ta bán tới 5-7 vòng hoa cho những người chết trẻ vì AIDS. Vì sợ, vì chưa hiểu biết, những năm đầu tiên HIV xuất hiện ở Việt Nam, tất cả dường như bế tắc.

Triển lãm HIV/AIDS ở Việt Nam: Nỗi đau và Hy vọng

Cuộc trưng bày được bắt đầu từ ngày 22/11/2010-6/2011

Trao đổi tại triển lãm, chị Tòng Thị Thu Hà, Trung tâm phòng chống HIV Điện Biên, cho biết: 'Cách đây 6 năm, khi phát hiện ra mình bị HIV, mọi người kỳ thị nhiều quá, mình nghĩ đến cách giải thoát là ăn lá ngón tự tử. Đến lần thứ ba, mình nhận được bức thư động viên của bố. Bố nói dù trời có sụp, bố mẹ vẫn bên cạnh mình...'.

Không chỉ gia đình, mà Chính phủ đã vào cuộc để chăm sóc những người có HIV. Năm 1990, khi bệnh nhân nhiễm HIV đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, Ủy ban phòng chống SIDA quốc gia cũng được thành lập. 5 năm sau, chúng ta mới có trường hợp đầu tiên tử vong do AIDS.

Thế nhưng chỉ 3 năm sau đó, tất cả các tỉnh thành trên cả nước đều có bệnh nhân HIV. Và đỉnh dịch chính là giai đoạn 2005-2006, khi mà tất cả các tỉnh thành trong cả nước đều có người nhiễm HIV, với 29.133.000 trường hợp.

Ngay lập tức trong năm này, chúng ta bắt đầu chương trình cấp thuốc điều trị HIV. Tiếp đó vào năm 2007, Luật phòng chống HIV chính thức có hiệu lực. Năm 2012, mạng lưới quốc gia của người nhiễm HIV tại Việt Nam đã được thành lập.

Đó là kết quả của những nỗ lực về y tế, và đặc biệt là những thay đổi nhận thức trong cộng đồng. Sau bức ảnh phực dựng cảnh chị Hà ăn lá ngón, người ta lại gặp một bức ảnh khác. Năm ngoái, một mái ấm đã được dựng lên giữa chị với người đàn ông cũng có HIV.

Chị Tòng Thị Thu Hà nói: 'Mình có nghe người xung quanh nói là hai người cùng có HIV, thế thì sống như thế nào. Nhưng bây giờ xã hội đã tiến bộ hơn rồi, y học cũng phát triển nên chúng mình đã thuyết phục được mọi người. Cuộc sống bây giờ của mình rất ổn định, nói chung là nhìn lên chẳng bằng ai, nhìn xuống thì nhiều đôi có HIV như mình phải ghen tị'.

>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh HIV/AIDS

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!