Triệu chứng của bệnh giang mai bẩm sinh

Kiến Thức Y Học - 05/18/2024

Nếu người mẹ mắc bệnh giang mai lúc mang thai thì thai nhi sẽ bị lây nhiễm bệnh từ người mẹ và khi chào đời trẻ đã mang sẵn bệnh giang mai. Bệnh giang mai có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường. Việc tìm hiểu rõ tình trạng sẽ giúp người bệnh có cách điều trị tốt hơn.

Nếu người mẹ mắc bệnh giang mai lúc mang thai thì thai nhi sẽ bị lây nhiễm bệnh từ người mẹ và khi chào đời trẻ đã mang sẵn bệnh giang mai. Bệnh giang mai có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường. Việc tìm hiểu rõ tình trạng sẽ giúp người bệnh có cách điều trị tốt hơn.

1. Bệnh giang mai là gì?

Giang mai là một bệnh truyền nhiễm, chủ yếu lây truyền qua đường tình dục. Đây là một bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên.

Vi trùng xâm nhập vào cơ thể qua các màng nhầy của lớp da mỏng và đỏ ở bộ phận sinh dục, ở miệng hoặc ở hậu môn. Người mẹ bị mắc bệnh giang mai truyền bệnh sang thai nhi qua nhau thai trong thời gian mang thai do sự tiếp xúc trực tiếp giữa máu mẹ và máu con.

Triệu chứng của bệnh giang mai bẩm sinh

2. Dấu hiệu của bệnh giang mai bẩm sinh

Giang mai bẩm sinh sớm xuất hiện trong hai năm đầu đời của trẻ và lây. Giang mai bẩm sinh muộn thường thể hiện bệnh từ năm thứ 3 trở đi, tổn thương của bệnh ăn sâu vào tổ chức người bệnh, ít lây lan.

Dấu hiệu sớm

- Tùy theo mức độ nhiễm khuẩn của bệnh mà bà mẹ khi mang thai có các biểu hiện sau: sảy thai liên tiếp hoặc thai chết lưu.

- Giang mai bẩm sinh sớm thường xuất hiện phỏng nước ở lòng bàn tay bàn chân, da sần bị phồng lên, trong nước có xoắn trùng, bị sổ mũi kéo dài.

Dấu hiệu muộn

- Thời gian đầu có các triệu chứng như hồng ban (đào ban). Đào ban xuất hiện dần trong vòng 1 đến 2 tuần, tồn tại không thay đổi trong vòng 1 -3 tuần sau đó nhạt màu dần rồi mất đi.

- Nốt mụn giang mai (trên da có đường kính từ 5-20mm có thể loét hoặc sùi), gôm (gumma) giang mai (hạt tròn dưới da không đau, sờ chắc như hạc, to dần ra, sau khi vỡ ra sẽ rất khó lành, và sau khi đóng vảy, khô lại thường để lại sẹo.).

- Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào phủ tạng gây phồng động mạch tim, viêm củng mạc, viêm mống mắt, viêm não, màng não, liệt kèm theo các biến chứng như hở hàm ếch, xương chày hình lưỡi liềm...

Ngoài ra còn thấy nhiều tổn thương khác như: xương khớp gặp trong 80% các tổn thương giang mai bẩm sinh, viêm xương sụn vào tháng thứ 2-3 sau sinh, gan to và xơ hóa, lách to, viêm thận, viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm dây thần kinh thị giác, thiếu máu.

Triệu chứng của bệnh giang mai bẩm sinh Xoắn khuẩn giang mai.

3. Làm sao để ngăn ngừa giang mai đối với trẻ sơ sinh?

Đối với phụ nữ mắc bệnh giang mai thì nên điều trị bệnh trước khi mang thai. Còn nếu trong trường hợp mang thai rồi mới mắc bệnh giang mai thì càng cần phải theo dõi và thực hiện chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi đến thời điểm sinh nở thì nên sinh mổ để tránh lây bệnh cho thai nhi khi bé chui qua cổ tử cung.

Hiện nay vẫn chưa thuốc chủng ngừa bệnh giang mai, vì vậy để phòng bệnh thì không nên quan hệ tình dục hay tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết, vết loét của người bị bệnh. Giang mai không lây qua việc dùng chung nhà vệ sinh, các hoạt động hàng ngày, bồn tắm hay dụng cụ ăn uống.

Thông thường khi bà mẹ mang thai bị giang mai sẽ được điều trị. Và khi sinh ra, trẻ sẽ được điều trị giang mai bẩm sinh.

Xem thêm:

  • Bệnh giang mai có lây qua đường miệng không?
  • Sự nguy hiểm khi bị mắc bệnh giang mai trong thời kỳ mang thai

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!