Ngô bao lâu nay vẫn được người Việt coi là kho thực phẩm quý, vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa bồi bổ cho cơ thể rất tốt. Tuy nhiên bộ phận bổ dưỡng nhất của bắp ngô không phải là hạt mà lại chính là phần râu ngô - thứ mà ai cũng tiện tay gỡ bỏ trước khi ăn.
Theo y học hiện đại, râu ngô là một loại thuốc tự nhiên vô cùng 'lợi hại', chúng chứa vitamin A, vitamin B1, B2, B6, vitamin C, vitamin PP, vitamin K, flavonoid, acid pantotheni... và các vi chất tự nhiên khác vô cùng cần thiết cho cơ thể, tốt hơn rất nhiều loại thuốc bổ.
Còn với Y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình. Quy vào kinh thận, bàng quang, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, thông mật, lợi mật, thanh huyết nhiệt, bình can, thoái hoàng, chỉ huyết.
Râu ngô là một loại thuốc tự nhiên vô cùng 'lợi hại'.
Cách đơn giản và hiệu quả nhất đó là sử dụng râu ngô là pha lấy nước uống.
Cách pha như sau:
- Đun nước thật sôi, sau đó bỏ vào ấm một ít râu ngô tươi.
- Đậy nắp và đun sôi trong vòng vài phút đến khi nước chuyển sang màu nâu, bốc ra mùi thơm râu ngô thì tắt bếp.
- Đổ ra cốc, để nguội uống dần. Bạn có thể cho thêm một chút nước chanh để tăng thêm hương vị.
Đều đặn uống nước râu ngô, chị em sẽ nhận được những lợi ích thế này
- Trị tiểu đường:
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), chúng ta có thể sử dụng râu ngô để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như sau:
Mỗi ngày dùng 40 - 50g râu ngô sắc lấy nước uống. Có thể kết hợp cùng với các vị như mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu… để tăng hiệu quả.
- Nhiễm trùng tiết niệu:
Sử dụng râu ngô, rau má, mã đề, ý dĩ, sài đất mỗi thứ 8-10g, đem đi nấu sôi trong 1 lít nước, chia ra uống nhiều lần trong ngày, uống liền một tuần lễ.
Râu ngô có thể sử dụng để trị nhiều loại bệnh.
- Bệnh sỏi thận hoặc tiết niệu:
Mỗi ngày lấy 10-20g râu ngô sắc lấy nước uống. Hoặc cho vào 200ml nước sôi, đun cách thủy 30phút lấy nước hãm. Nước hãm, nước sắc râu ngô dùng mỗi lần từ 20-60ml trước các bữa ăn 3-4 giờ.
- Kéo dài tuổi thanh xuân:
Trong nước râu ngô có chứa rất nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin B1, B2, B6, vitamin K, vitamin C... và các vi chất ở dạng tự nhiên. Phụ nữ chăm uống nước râu ngô sẽ kéo dài được tuổi thanh xuân giúp làn da căng bóng, mịn màng và đảm bảo sức khỏe.
- Giảm lượng đường trong máu:
Một nghiên cứu của Mỹ trên động vật cho thấy râu ngô có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu, chính vì vậy nó được tin rằng rất thích hợp dùng cho người bị tiểu đường.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch:
Râu ngô có chứa nhiều flavonoid, có thể làm giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL-C), triglyceride và tổng mức cholesterol. Trong khi cholesterol cao đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Hỗ trợ giảm cân:
Nước râu ngô chứa rất ít calo, đồng thời tăng cảm giác no, cải thiện sự trao đổi chất của chị em... chính vì thế tiêu thụ nước râu ngô là một cách giảm cân rất khoa học.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng nước râu ngô
Theo Lương y Quốc Trung, dù nước râu ngô đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể, đồng thời giúp giải khát hiệu quả trong những ngày nóng bức. Tuy nhiên khi sử dụng cần nhớ một số lưu ý sau để không gây hại cho sức khỏe:
- Nhiều người lấy râu ngô đi phơi khô để bảo quản được lâu nhưng râu ngô ở dạng tươi vẫn là tốt nhất vì chứa nhiều dưỡng chất hơn. Để tăng hiệu quả tác dụng, cũng có thể phối hợp với các vị thuốc lợi tiểu khác như mã đề, cỏ xước, rễ tranh, rễ sậy, kim tiền thảo…
- Râu ngô dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu từ việc người dân phun nên trước khi sử dụng đun nước uống giải nhiệt các gia đình cần rửa thật sạch.
Đang dùng một loại thuốc khác để trị bệnh thì không nên dùng chung với trà râu ngô.
- Nếu bạn đang dùng một loại thuốc khác để trị bệnh thì không nên dùng chung với trà râu ngô. Nếu muốn sử dụng cần được sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.
- Sử dụng râu ngô để trị bệnh chỉ nên dùng liên tục trong khoảng 10 ngày, sau đó hãy ngưng khoảng một tuần rồi mới tiếp tục, tránh trường hợp bị rối loạn điện giải.
- Không nên uống râu ngô quá nhiều vào buổi tối vì đây là loại đồ uống lợi tiểu, có thể khiến bạn khó ngủ do phải đi tiểu nhiều về đêm.
- Với trẻ nhỏ không nên sử dụng nước râu ngô mỗi ngày thay nước lọc. Lượng dùng khoảng 20gr râu ngô tươi trở lại, ở dạng râu ngô khô là 10gr. Trẻ nhỏ uống chỉ nên là 1-2 ly nhỏ khoảng 200-300ml mỗi ngày.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!