Trông chừng trẻ sơ sinh: Cẩn tắc vô áy náy

Làm mẹ - 05/14/2024

Ngày càng xảy ra nhiều vụ bắt cóc trẻ sơ sinh ngay tại bệnh viện khiến nhiều gia đình có sản phụ sắp sinh lo lắng không yên.

Vào ngày 1/10 vừa qua, một vụ bắt cóc trẻ sơ sinh gây rúng động dư luận đã xảy ra tại Bệnh viện Gangzhou, Trung Quốc. Thật may mắn, sau 22 giờ truy tìm, cảnh sát Trung Quốc đã giải cứu thành công và đưa bé trai sơ sinh bị bắt cóc về với bố mẹ. Thủ phạm là một phụ nữ không thể mang thai và thất bại trong nhiều lần xin con ở bệnh viện. Cô ta đóng giả y tá rồi cùng đồng bọn đánh cắp đứa bé.

Trước đó, ở đất nước này cũng xảy ra vụ một bé trai 10 tuần tuổi bị bắt cóc tại nhà khi người mẹ ra ngoài đổ rác trong vài phút. Dù treo thưởng rất cao nhưng tới bây giờ, cậu bé vẫn chưa được tìm thấy.

Việt Nam, cuối tháng 3/2014, dư luận tỏ ra vô cùng phẫn nộ trước vụ việc một phụ nữ bắt cóc trẻ sơ sinh tại bệnh viện ở quận 7, TP. HCM. Người phụ này đã làm thân với gia đình đứa trẻ. Nhân lúc gia đình bận việc trong chốc lát, chị ta đã bế đứa trẻ đi mất. Việc tìm ra đứa trẻ này đã dẫn tới việc khám phá một đường dây bắt cóc, mua bán trẻ em với quy mô lớn.

Trông chừng trẻ sơ sinh: Cẩn tắc vô áy náy

Những vụ việc trẻ sơ sinh bị mất tích ngay tại bệnh viện khiến tâm lý của các sản phụ và gia đình rất lo lắng. Không chỉ có mối nguy hại từ những kẻ bắt cóc từ bên ngoài trà trộn vào, mà chính sự bất cẩn của một số nhân viên y tế cũng là lý do các cặp vợ chồng bị thất lạc con khi vừa mới chào đời. Vụ việc xảy ra vào đầu năm 2012, tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nhân viên y tế đã trao nhầm 2 đứa trẻ của 2 gia đình. Thật may mắn, gia đình nhận nhầm trẻ vẫn chưa rời khỏi bệnh viện nên vẫn có thể đổi lại con.

Chỉ một chút sơ hở, thiếu cảnh giác, hậu quả thật khôn lường.

1. Tuyệt đối cảnh giác với người lạ

Những vụ việc bắt cóc trẻ sơ sinh này chỉ ra một điều rằng, những kẻ lạ mặt luôn tìm cách gần gũi với người thân của trẻ, tỏ ra yêu trẻ hoặc ở cùng cảnh ngộ để nhận sự đồng cảm và thân thiết từ gia đình. Sau đó lợi dụng người nhà bận việc, không để ý hoặc xin bế trẻ đi chơi mà thực hiện hành vi bắt cóc. Vì thế, tuyệt đối không giao trẻ cho bất kỳ người lạ nào, không cho phép bế bé ra khỏi tầm mắt dù họ tỏ ra mong muốn đến cỡ nào.

Khi có người lạ đến hỏi chuyện, làm quen, hãy nâng cao tinh thần cảnh giác. Không phải ai cũng có ác ý, nhưng hãy nhớ cẩn tắc vô áy náy.

2. Không để mẹ và bé ở lại một mình

Các bà mẹ mới sinh thường rất yếu, thậm chí có những sản phụ sinh mổ không thể bế con. Vì vậy, luôn cần phải có người ở bên 2 mẹ con. Hoặc tránh mẹ mệt ngủ say quá mà con bị bế đi lúc nào không hay.

Trông chừng trẻ sơ sinh: Cẩn tắc vô áy náy

3. Luôn theo sát trẻ

Trong thời gian mới sinh, em bé sẽ ít ở bên mẹ mà được các bác sĩ, y tá chăm sóc từ tắm rửa, tiêm phòng, thậm chí cho bú sữa nếu bé kém ăn. Bất kỳ hoạt động nào của bé, ở đâu thì gia đình cũng phải có người đi cùng. Tốt nhất là bố, ông bà nội ngoại hoặc những người thân thiết trong gia đình. Hãy luôn để ý mã số đeo cho bé và người thân để tránh nhầm, thất lạc.

Gia đình cần nắm rõ nhân viên y tế nào trực tiếp chăm sóc cho mẹ và bé. Chỉ trao con cho họ với sự giám sát của người nhà. Khi nhận lại trẻ phải kiểm tra lại kỹ càng.

4. Dấu hiệu nhận biết trên cơ thể

Trẻ sơ sinh thường có khuôn mặt giống nhau, nếu không để ý kỹ rất dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, ở nhiều trẻ có sự khác biệt trên cơ thể, ví dụ như vết bớt, chàm hay nốt ruồi. Đôi khi những đặc điểm đó còn có ích hơn những mã số. Mã số có thể trao nhầm, nhưng dấu hiệu trên cơ thể khó có thể biến mất trong một sớm một chiều.

Thêm nữa, khi chuẩn bị đồ đi sinh, gia đình nên có những bộ đồ riêng, càng khác biệt và khó nhầm lẫn càng tốt. Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ bệnh viện.

>> Xem thêm: Phụ nữ bắt cóc trẻ sơ sinh vì không có con

Ảnh minh họa: Internet

NT (Tổng hợp)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!