Trứng là loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Nhờ giá trị dinh dưỡng cao như là khối lượng vitamin dồi dào các nguyên tố vi lượng, choline, kali và axít béo omega-3 cần thiết cho cơ thể nên trứng trở thành món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, vẫn còn những cấm kỵ khi sử dụng trứng gà mà nhiều người không biết.
Vậy, khi nào trứng gà có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng?
1. Kết hợp với sữa đậu nành
Trứng và đậu nành là hai loại thực phẩm kỵ nhau, tuyệt đối không được ăn kèm
Thói quen ăn sáng của nhiều gia đình thường có bánh mỳ, trứng ốp và một ly sữa đậu nành. Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng đó là kiểu bữa sáng lý tưởng, đủ chất nhưng thực sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Trứng và đậu nành là hai loại thực phẩm kỵ nhau, tuyệt đối không được ăn kèm.
Trong sữa đậu nành có nhiều chất béo, carbohydrate, protein thực vật, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, trong đậu nành cũng chứa một loại chất làm ức chế hoạt động của con người, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ của protein trong cơ thể là trypsin.
Protein trong trứng sẽ kết hợp với trypsin làm cho quá trình phân hủy trypsin bị ảnh hưởng, làm giảm khả năng hấp thụ protein của cơ thể. Hơn thế nữa, chất protidaza trong sữa đậu nành kiềm chế protein trong trứng gà nên ảnh hưởng tiêu cực tới hệ tiêu hóa.
2. Ăn quá nhiều
Không nên ăn quả một quả trứng một ngày
Hàm lượng dinh dưỡng của trứng cao tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta lạm dụng và ăn nhiều trứng để bổ sung dinh dưỡng. Lý do là cơ thể không thể hấp thụ toàn bộ năng lượng có từ trứng mà sẽ đào thải chúng ra ngoài, thậm chí là đi phân sống.
Trứng rất giàu cholesterol, chủ yếu có trong lòng đỏ. Một quả trứng gà chứa tới 200mg cholesterol trong khi đó 300mg mỗi ngày là lượng cholesterol tối đa mà những người mắc bệnh tim được phép nạp vào cơ thể. Điều đáng nói là một ngày, một người phải ăn nhiều thực phẩm khác chứ không thể chỉ ăn một quả trứng, cho nên 200mg cholesterol là con số tương đối lớn. Với những người bệnh tim, nếu ăn quá nhiều trứng có thể dẫn đến máu bít kín mạch máu và nguy cơ nhồi máu cơ tim cũng như đột quỵ khá cao.
Không chỉ có vậy, với những người đang bị tiêu chảy, sốt hoặc sỏi mật cũng nên hạn chế ăn trứng bởi vì trứng giàu protein, sau khi ăn trứng sẽ tạo ra lượng nhiệt lớn, không tốt cho người bị sốt và thậm chí có thời kéo dài thời gian bị bệnh.
3. Ăn trứng chần
Trứng chưa chín cản trở quá trình hấp thụ protein của cơ thể
PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Giám đốc Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyên nên ăn trứng gà khi đã chín. Khi đó, chất protid có trong trứng gà sẽ phát huy hết sự bổ dưỡng đối với cơ thể. Ngược lại, khi ăn trứng chần, bạn có thể đối mặt với nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn.
Cụ thể, ăn trứng chưa được nấu chín không những không hợp vệ sinh mà còn có thể bị nhiễm trùng. Chất avidin trong trứng ảnh hưởng đến hấp thu biotin trong thức ăn, dễ gây ra hiệu ứng thiếu biotin làm mất cảm giác ngon miệng, toàn thân mệt mỏi, yếu ớt, đau cơ, viêm da…
Ngoài ra, khoảng 10% trứng sống có chứa khuẩn salmonella gây bệnh nấm. Nếu trứng được để trong thời gian dài nguy cơ nhiễm khuẩn còn cao hơn. Khi ăn những quả trứng nhiễm khuẩn này, sau 12-24 giờ, người bệnh mới bắt đầu có cảm giác phát bệnh như suy nhược cơ tể, sốt, đau bụng, tiêu chảy... Thậm chí, có nhiều trường hợp đã tử vong do thể trạng quá yếu.
4. Ăn trứng ung
Ăn trứng ung trong thời gian dài, có thể dẫn tới gan nhiễm mỡ, xơ gan
Trứng ung là một loại trứng đã hỏng, giá trị dinh dưỡng không còn, nên người ăn trứng ung có thể bị ngộ độc thực phẩm. Trong quá trình ấp không thành công, protein trong lòng đỏ biến chất, có độc vì lưu huỳnh trong trứng biến thành khí H2S. Nếu ăn trứng ung trong thời gian dài, có thể dẫn tới gan nhiễm mỡ, xơ gan do một số độc tố tích lũy ở gan, khiến gan chuyển hóa kém.
Một số biểu hiện thường thấy khi ăn trứng ung là chướng bụng, khó tiêu, nôn mửa, buồn nôn…
5. Ăn hồng ngay sau ăn trứng
Dễ bị ngộ độc thực phẩm nếu kết hợp hồng với trứng
Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính. Nếu thời gian ăn hồng cách thời gian ăn trứng từ 1-2 giờ thì có dấu hiệu nôn mửa. Bởi vì trong trứng có nhiều protein, trong hồng có nhiều tanin, khi hai chất này gặp nhau sẽ ngưng tụ thành protein axít tannic. Chất này tích tụ trong dạ dày nhẹ thì dẫn đến đau bụng, co thắt nặng thì có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy, hãy cẩn thận và nhớ rằng tuyệt đối không ăn trứng và hồng liền nhau.
Ảnh minh họa: Internet
Trịnh Dung (TH)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!