Ảnh minh họa.
Độc tính của thủy ngân
Theo ông Nhân kết quả so sánh giá trị nồng độ thủy ngân với các quy chuẩn Việt Nam (QCVN) hiện hành về môi trường cho thấy: Có 1/12 mẫu nước mặt có giá trị thủy ngân (Hg) vượt QCVN 08-MT: 2015 tới 1,3 lần tại điểm quan trắc trên sông Tô Lịch, cách cống xả gom nước thải của Công ty Rạng Đông (tại ngõ 320 Khương Đình) 1,5km.
Có 1/8 mẫu nước thải có giá trị Hg vượt QCVN 40: 2011/BTNMT (cột A) 2,76 lần tại điểm quan trắc hố ga cạnh xưởng Led trong Công ty; và có 12/13 mẫu trầm tích, bùn đáy có giá trị Hg vượt QCVN 43: 2017/BTNMT.
Riêng điểm quan trắc tại sông Tô Lịch, cách cống xả gom nước thải của trụ sở chính Công ty Rạng Đông 1km có giá trị Hg cao nhất, vượt QCVN 43: 2017/BTNMT 6,1 lần.
Ngoài ra, có 1/6 mẫu không khí có giá trị Hg vượt QCVN 06: 2009/BTNMT 1,02 lần tại điểm quan trắc trong khuôn viên nhà kho bị cháy của Công ty.
Về ngộ độc thủy ngân, BS. Nguyễn Triệu Vũ – Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa quận Thủ Đức, TP.HCM cho rằng việc cháy nhà máy Rạng Đông xảy ra ở phường Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội với hàm lượng thủy ngân phát tán ra môi trường có thể gây nên tình trạng ô nhiễm thủy ngân ở môi trường.
Với việc tiếp xúc với thủy ngân trong thời gian dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Dấu hiệu đầu tiên của việc nhiễm độc thủy ngân là hiện tượng tê và đau nhói ở môi, ngón tay và ngón chân, gọi là chứng dị cảm.
Các biểu hiện có thể khiến người bị ngộ độc bị run rẩy, mất khả năng điều hòa vận động, thay đổi tính cách, mất trí nhớ, mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, giảm cân, căng thẳng tâm lý và viêm lợi.
Đặc biệt, với nồng độ thủy ngân trong không khí trên 50 microgram/m3 thì sẽ xuất hiện các biểu hiện như trên. Ngoài ra, ngộ độc thủy ngân còn tùy thuộc dạng thủy ngân (Hg), khoảng thời gian, cường độ tiếp xúc và một vài điều kiện cơ thể, biểu hiện lâm sàng ngộ độc khác nhau.
Nếu hít, nuốt phải thủy ngân dạng vô cơ sẽ gây ngộ độc cấp còn ăn phải thủy ngân hữu cơ tồn tại ở các loại thực phẩm gây ngộ độc mạn tính. Trường hợp ngộ độc mạn thường xảy ra ở những nơi người đó làm việc như khai thác than đá, kim loại nặng hoặc ăn phải cá, hàu ở vùng biển nhiễm độc thủy ngân.
Trước đây, cả thế giới đã rúng động câu chuyện nhiễm độc thủy ngân do ăn hải sản ở vinh Minamata ở Nhật Bản gây nên hàng loạt căn bệnh cho người dân đặc biệt là các bệnh về thần kinh, vận động.
Những trường hợp nếu hít phải thủy ngân gây bệnh phổi nặng cấp tính. Triệu chứng đầu tiên là sốt do khói kim loại gồm: sốt, ớn lạnh, thở khó. Những triệu chứng khác gồm: viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Ở trẻ nhỏ sẽ có biểu hiện hay quên, lú lẫn, biếng ăn.
Những triệu chứng này thường dịu đi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, diễn tiến nặng hơn như phù phổi cấp, suy hô hấp và tử vong.
Đối với thai nhi có mẹ thường xuyên ăn cá biển chứa nhiều thủy ngân gây sẩy thai, khuyết tật thần kinh, chậm phát triển tâm thần, bại não, biến dạng chi.
Thải độc thủy ngân như thế nào?
TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA cho biết khi bị nhiễm độc thủy ngân, cơ thể của bạn cũng có cơ chế tự đào thải chất độc qua nước tiểu và phân. Do vậy, việc sử dụng một số phương pháp đơn giản để tăng lượng đào thải như ăn nhiều thực phẩm có chất xơ hoặc uống nhiều nước cũng có tác dụng phần nào. Tuy nhiên nếu bị nhiễm độc nặng thì bạn cần được điều trị một cách phù hợp hơn ở các cơ sở Y tế.
Hiện nay để thải độc kim loại nặng nói chung và thủy ngân nói riêng, người ta sử dụng các chất thuộc nhóm có tên là Chelate. Nhóm chất Chelate có tác dụng bám và cô lập các kim loại nặng và chúng sẽ được cùng nhau thải ra ngoài qua nước tiểu. Việc sử dụng phương pháp này phải được thực hiện ở cơ sở y tế và chuyên viên y tế vì có thể xảy ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
Tuy nhiên, hầu hết các thuốc sử dụng để khử độc kim loại thủy ngân trong cơ thể hiện nay không thấy hiệu quả đối với thủy ngân đã tích tụ trong não.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!