Thống kê cho thấy có đến 90% những người phát hiện ung thư lưỡi khi bệnh đã ở giai đoạn cuối. Nguyên nhân chủ yếu là do không nắm bắt được các triệu chứng của ung thư lưỡi, tưởng chỉ bị nhiệt miệng thông thường mà không ngờ mình đã mắc ung thư! Vậy làm thế nào để phân biệt được các dấu hiệu của nhiệt miệng và ung thư lưỡi, hãy cùng Lily & WeCare đọc bài viết dưới đây nhé!
Ung thư lưỡi là một bệnh ung thư rất phổ biến
Ung thư lưỡi là bệnh ung thư thường gặp nhất trong các ung thư vùng khoang miệng và hay gặp ở nam giới trên 50 tuổi. Theo thống kê từ Bệnh viện K, hai năm gần đây số ca ung thư lưỡi tăng gấp đôi.
Hầu hết các trường hợp ung thư lưỡi không tìm được nguyên nhân gây bệnh nhưng người ta thấy rằng có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh bao gồm: hút thuốc lá, rượu, nhai trầu, tình trạng vệ sinh răng miệng kém, nhiễm virut HPV, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin A, E, D và khoáng chất.
Cách phân biệt nhiệt miệng với ung thư lưỡi
Nhận biết nhiệt miệng
Viêm nhiễm khoang miệng, sưng đau, xuất hiện vết loét trong khoang miệng gây trở ngại cho việc nhai, nuốt của người bệnh.
Các vết loét thường xuất hiện ở lưỡi, má trong, lợi và một số vị trí khác trong khoang miệng. Vết loét có màu trắng sữa, khiến vùng xung quanh bị sưng đau thậm chí là nổi hạch ở vùng quai hàm, hai bên má.
Thông thường các vết loét sẽ tự khỏi từ 7 – 10 ngày từ khi bắt đầu xuất hiện. Khi bệnh giảm thì tình trạng sưng, đau của các vết loét giảm dần đi, vùng niêm mạc có vết loét sẽ nhanh chóng lành lại sau đó.
Những người bị nhiệt miệng chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, uống kháng sinh nhẹ hay bổ sung vitamin nhóm B, C và không sử dụng rượu bia, thuốc lá đồ ăn cay nóng sẽ khỏi sau 10 ngày.
Tuy nhiên, một số trường hợp các áp xe miệng bị viêm sưng kéo dài có thể phải dùng đến kháng sinh mạnh hơn và thời gian lành bệnh sẽ kéo dài lâu hơn các dạng nhiệt miệng thông thường.
>>> Xem thêm: Nhiệt miệng - nguyên nhân và cách điều trị
Nhận biết ung thư lưỡi
Bên cạnh dấu hiệu lở loét ở lưỡi thì người bệnh sẽ kèm theo các dấu hiệu như sụt cân nhanh chóng, mệt mỏi toàn thân, lười ăn, lưỡi bị chảy máu, có u ở vùng lưỡi hay gặp khó khăn khi há miệng, nuốt thức ăn, nói,...
Giai đoạn đầu: các triệu chứng thường nghèo nàn hay bị bỏ qua. Người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh. Ở giai đoạn này lưỡi có một điểm nổi phồng lên với sự thay đổi màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc vết loét nhỏ. Tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường. Một số bệnh nhân có hạch cổ ngay ở giai đoạn này.
Giai đoạn toàn phát: người bệnh đau nhiều khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói. Bệnh nhân có thể sốt do nhiễm khuẩn, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh. Đau tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi khi đau lan lên tai; Tăng tiết nước bọt; Chảy máu: nhổ ra nước bọt lẫn máu; Hơi thở hôi thối: do tổn thương hoại tử gây ra.
Từ vết loét nhỏ đến... ung thư lưỡi
Những dấu hiệu sớm của ung thư lưỡi
Phòng ngừa ung thư lưỡi từ trái nho, lá trà xanh, lá đu đủ
Bệnh ung thư lưỡi xét nghiệm ở đâu?
Nhiệt miệng - nguyên nhân và cách điều trị
Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi gây khó nói và nuốt. Có ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi hạn chế vận động, không di động được. Thương tổn thường sùi loét, được tạo thành từ một vết loét không đều ở đáy có mủ máu, bờ nham nhở, chảy máu khi va chạm. Đôi khi không có dấu hiệu loét mà là một nhân lớn gắn chặt xuống lớp dưới, nhô lên dưới lớp niêm mạc căng nhẵn, có màu tím nhạt, lớp niêm mạc lỗ rỗ những lỗ nhỏ mà khi ấn vào sẽ làm rỉ ra một chất trắng, sản phẩm của hoại tử ở phía dưới.
Giai đoạn tiến triển hơn, thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới của lưỡi xuống sàn miệng gây đau đớn dữ dội, bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu thậm chí có thể gây chảy máu nhiều ảnh hưởng đến tính mạng.
Đa số các tổn thương u gặp ở bờ tự do của lưỡi, đôi khi gặp ở mặt dưới lưỡi, mặt trên lưỡi hoặc ở đầu lưỡi.
Phòng tránh ung thư lưỡi như thế nào?
- Vệ sinh răng miệng là điều cần thiết nhất để bạn phòng tránh các bệnh về răng miệng, đặc biệt là ung thư lưỡi.
- Tránh ăn các thực phẩm cay nóng, rượu bia, chất kích thích làm tăng nguy cơ ung thư lưỡi.
- Ăn các thực phẩm có tác dụng phòng tránh ung thư hiệu quả như tỏi, hành, củ cải trắng, hành tây, cà rốt, cà chua, bông cải xanh,...
- Khám bệnh định kỳ nhất là vùng răng miệng.
- Gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường ở khoang miệng để giảm nguy cơ mắc bệnh và sớm phát hiện bệnh, giảm tỷ lệ tử vong khi phát hiện bệnh quá muộn.
Đừng coi thường những dấu hiệu tưởng chừng như vô hại. Hãy chú ý những dấu hiệu bất thường và đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời để không hối hận về sau.
>>> Xem thêm: Bài thuốc quý chữa ung thư lưỡi không phải ai cũng biết
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!