Con lười ăn, không tăng cân, con bị tiêu chảy, con bị rối loạn tiêu hóa (RLTH) luôn là vấn đề đau đầu của các bậc làm cha mẹ. Nhiều bậc phụ huynh áp dụng các phương pháp khác nhau, từ đông y đến tây y để cải thiện tiêu hóa cho con nhưng vẫn không hiệu quả, vậy đâu là vấn đề?
Trong nhiều gia đình, chắc mọi người không còn xa lạ với cảnh, ông bà ngồi gõ trống, gõ nồi, mẹ đút từng thìa cho con ăn, hay cảnh con vừa ăn vừa xem video clip. Thậm chí, bà đẩy xe đi khắp phố chỉ để cho cháu ăn hết bát cháo.
Duy trì thói quen ít ăn rau, tăng nhiều thịt, cá, đồ ăn nhanh không phải là hiếm trong các gia đình, đặc biệt ở khu vực thành thị.
Với thói quen và cách ăn không khoa học dẫn đến hệ quả là hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng như: táo bón, đầy bụng, trướng hơi, rối loạn đường ruột…
Tiến sĩ, Bác sĩ: Phan Bích Nga
Theo một nghiên cứu, nếu hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể trẻ tăng từ 70 -80% sức đề kháng. Đây cũng là điều kiện bắt buộc để các dưỡng chất có thể được hấp thu tối đa. Vậy các bậc cha mẹ phải làm gì giúp con có được hệ tiêu hóa khỏe mạnh, để trả lời câu hỏi này, trang thông tin sức khỏe http://songkhoe.vn/ thực hiện chương trình tư vấn trực tiếp: GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ TĂNG CÂN TỰ NHIÊN
Chương trình diễn ra vào 14h30 đến 15h30 ngày 22/06/2018 với sự đồng hành của 2 chuyên gia hàng đầu:
Tiến sĩ, Bác sĩ: Phan Bích Nga, Giám đốc trung tâm khám tư vấn trẻ em, Viện dinh dưỡng quốc gia.
Thạc sĩ, Bác sĩ: Đinh Ngọc Hoa, Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Xanh - pôn.
Ngay từ bây giờ, bạn hãy nhanh tay gửi câu hỏi cho chuyên gia qua Fanpage Songkhoe.vn và share thông tin để nhận được những tư vấn hữu ích từ bác sĩ nhé!
NỘI DUNG CÂU HỎI CHƯƠNG TRÌNH:
Khách hàng VIP sẽ mất phí data khi xem video
MC: Chúng ta sẽ bắt đầu cuộc trò chuyện ngày hôm nay bằng thực trạng: Đối với trẻ nhỏ, chế độ dinh dưỡng cho trẻ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, tạo nền tảng cho trẻ phát triển toàn diện. Tuy nhiên, chính vì sức đề kháng của trẻ còn hạn chế, các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa hoạt động chưa hiệu quả. Do đó nếu chế độ dinh dưỡng có sự bất hợp lý sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, không tăng cân. Thưa bác sĩ nguyên nhân chính gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa là gì?
Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Bích Nga: Trẻ lớn nhanh, không có giai đoạn nào phát triển thần kỳ như vậy. Măm đầu tiên trẻ có thể tăng cân gấp 2-3 lần nên cần giữ cho hẹ tiêu hóa của trẻ được tốt. Không nên ép trẻ ăn, không nên cho ăn quá nhiều. Táo bón là 1 ví dụ về rối loạn tiêu hóa.
Đảm bảo sức đề kháng tốt cho trẻ. Sức đề kháng kém dễ nhiễm khuẩn cho cơ thể, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa là chủ yếu.
Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Ngọc Hoa: Trẻ dưới 5 tuổi rất dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà đã nhiễm khuẩn thường phải dùng kháng sinh và dùng kháng sinh lại làm mất đi tiêu diệt vi khuẩn có lợi cơ thể nên gây mất cân bằng vi khuẩn nên gây ra rối loạn tiêu hóa. Trẻ em ở Việt Nam rất dễ rối loạn tiêu hóa (RLTH) do người Việt mình hay kiêng. Khi ốm thường kiêng nhiều nên mất cân bằng vi chất dinh dưỡng khiến em bé mất cân bằng dinh dưỡng dẫ đến chậm lên cân. RLTH có thể là dấu hiệu của 1 bệnh lý khác chứ không phải do hệ tiêu hóa. Khi trẻ có đi ngoài bất thường cần phải thăm khám ngay để phát hiện ra bệnh.
MC: Chị Thanh Hải ở Hưng Yên gửi câu hỏi. Chào bác sĩ Hoa. Bác sĩ cho em hỏi, con nhà em 4 tuổi, rất lười ăn. 1 bữa để ăn được 1 bát cơm phải mất tới hàng tiếng đồng hồ, phải hò hét, quát tháo, nịnh nọt mãi con mới chịu ăn, phải cho cháu xem điện thoại, xem ti vi đủ các kiểu. Thưa bác sĩ, phải chăng cách ăn này cũng ảnh hưởng đến việc tiêu hóa của trẻ?
Nhiều người khuyên em nên mua thuốc cam về cho con uống cải thiện tình trạng biếng ăn này, bác sĩ cho em hỏi, thuốc cam có thể chữa hết chứng lười ăn, biếng ăn của con nhà em không? Đọc trên mạng em thấy thuốc cam cũng nguy hiểm, có thể trẻ sẽ bị nhiễm độc khiến em cũng lo lắng. Cảm ơn bác sĩ.
Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Ngọc Hoa: Bé biếng ăn mà dùng nhiều cách như dỗ dành bằng điện thoại là không đúng. Do cách bạn cho bé ăn chưa đúng dẫn đến bé biếng ăn tâm lý. Bé không muốn ăn mà bạn dỗ dành bằng điện thoại và quắt mắng thì bạn không nên làm như vậy. Việc biếng ăn của trẻ cần sự kiên nhẫn của mẹ và của mọi người trong gia đình. Bạn có thể thay đổi lại cách cho ăn. Chế biến các món ăn bé thích thú và ăn cùng bữa ăn gia đình, bé 4 tuổi đã biết ăn cơm và biết bày tỏ cảm xúc rồi bạn cần hỏi bé xem muốn ăn gì.
Bạn nên ăn thử nhưng thứ món ăn mà bạn chế biến cho bé để xem có ngon không. Nếu bé ăn tốt bạn có thể khen ngợi khuyến khích còn khi bé không ăn thì nên tôn trọng cơ chế thèm ăn, hãy dể cho trẻ được đói, dạ dày cần rỗng trẻ mới có thể thèm ăn. Ngoài ra cần đưa trẻ ra ngoài chơi tăng vận động. Còn về thuốc cam, có nhiều loại bạn cũng không nên dùng thuốc khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ. Nhiều trường hợp nhiễm độc chì do thuốc cam có thể dẫn đến nhiễm độc máu, do chì tích tụ trong xương. Bạn nên đưa bé đi khám chứ không nên tùy tiện dùng thuốc cho bé.
MC: Một độc giả ở Ninh Bình ở hòm thư: maianh@gmail.com hỏi như sau: Thưa Bác sĩ Nga, hiện nay có tình trạng, bố mẹ, ông bà ép con ăn nhiều quá. Bác sĩ đánh giá tình trạng này thế nào ạ? Có cách nào cải thiện tình trạng này để trẻ vui vẻ ăn uống và tăng cân tự nhiên? Bác sĩ có thể gợi ý cho em cách đơn giản để có bữa ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ từ 3->5 tuổi ạ. Em cảm ơn bác sĩ.
Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Bích Nga: Khi nền kinh tế đi lên thì vấn đề về suy dinh dưỡng, cân nặng đã giảm. Thập kỷ 80 - 90 thì suy dinh dưỡng nhiều nhưng giờ đã giảm còn giờ biếng ăn lại tăng. Tỷ lệ biếng ăn là 30 - 40% đặc biệt từ 2-3 tuổi. Nguyên nhân là do ngoại cảnh, do cách chăm sóc, cách cho ăn của người lớn. Trẻ bị biếng ăn tâm lý là chủ yếu, dọa nạt và ép ăn là nên tránh.
Lý do đến khám Viện dinh dưỡng 90% là do biếng ăn. Thực chất chỉ có 40% là biếng ăn thực sự còn lại 50% thì là do cha mẹ tự ngộ nhận. Có thể do cách chế biến, do ép ăn… Bé thường biếng ăn khi 6 tháng đến 2 tuổi. Còn khi lớn hơn cháu có nhận biết về ăn uống và cháu hoàn toàn có thể ăn uống bình thường và có đam mê ăn uống lớn lên lại có thể béo phì.
Béo phì cũng không tốt cho sức khỏe bé. Chúng ta nên tôn trọng trẻ. Nếu thấy khó khăn quá có thể đưa trẻ đi khám để biết cách khắc phục vì có thể 1 số trẻ thiếu chất gì đó. Biếng ăn là từ chối ăn tối thiểu trong 1 tháng thì mới xét đến việc biếng ăn bệnh lý. Bổ sung thêm vitamin nhóm B, đạm… Về nguyên tắc thì thuốc cam có tác dụng diệt khuẩn do có chì nhưng giờ vẫn dùng thuốc cam thì có thể gây ngộ độc chì rất nguy hiểm.
Trẻ từ 3 - 5 tuổi đang phát triển mỗi bữa ăn cần đảm bảo 4 nhóm thực phẩm: tinh bột (cơm, bánh mì, mì tươi, khoai tây…), đạm (đạm động vật chiếm 60% tổng lượng đạm cần bổ sung cho trẻ, nhu cầu đạm ở lứa tuổi này là 25g/ngày hoặc thịt trứng), nhóm cung cấp năng lượng (dầu thực vật cũng cần cho trẻ là dung môi hòa tan vitamin như viatmin A để phát triển bộ xương), nhóm chất xơ và vitamin (chế biến rau củ bằng 2 cách là dạng thô và sốt trộn để giúp trẻ ăn rau, nếu trẻ vẫn từ chối ăn rau thì nên bổ sung thêm rau củ quả).
Giai đoạn 3 - 5 tuổi cần khoảng 15 - 16g chất xơ 1 ngày là ổn tương đương 100 - 150g rau củ cần thiết.
MC: Thưa bác sĩ, thói quen ăn uống thiếu khoa học, cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu hóa không tốt ở trẻ, ví dụ vừa ăn vừa uống, hay ăn xong ăn ngay hoa quả, và hệ quả của cách ăn uống này là gì?
Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Ngọc Hoa: Chế độ ăn của em bé mà không đủ dinh dưỡng thì không đủ vi chất để cơ thể hoạt động. Nếu bé ăn không đủ chất thì bé sẽ phải dùng đến năng lượng dự trữ của cơ thể khiến trẻ sụt cân. Bé dễ bị còi xương và suy dinh dưỡng. Phương pháp áp dụng phải tùy từng bé. Tập cho bé món ăn cho bé cần tập nhiều và từ từ để phát hiện dị ứng.
MC: Thưa Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Bích Nga, Chị Ngọc Anh ở Yên Bái gửi đến chương trình câu hỏi. Có một thực trạng đáng báo động hiện nay là, cuộc sống được nâng cao, trẻ được chăm chút hơn, nhưng xây dựng cho con một thói quen ăn uống tốt lại là thử thách với rất rất nhiều bà mẹ. Thay bằng ăn rau và các thực phẩm lành mạnh thì trẻ thích ăn đồ ăn nhanh, thích uống nước có ga. Vậy tình trạng này khiến trẻ thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hệ quả lâu dài có thể là béo phì. Bác sĩ đánh giá tình trạng này thế nào, và có cách nào xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống lành mạnh không ạ?
Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Bích Nga: Hiện giờ khi có điều kiện kinh tế hơn thì fast food hay thức ăn nhanh thì cháu nhỏ rất thích như: gà rán, pizza. Về góc nhìn dinh dưỡng thì đó cũng là nguyên nhân khiến trẻ thừa cân béo phì. Đồ ăn đó thường nhiều tinh bột và mỡ động vật khiến trẻ về rối loạn tiêu hóa và rối loạn chuyển hóa (RLCH) như đái tháo đường. Nhiều cháu dưới 10 tuổi đã bị RLCH như đái tháo đường béo phì. Với chế độ ăn nhiều thức ăn nhanh thì thường sử dụng dầu ăn công nghiệp thậm chí được sử dụng lại nhiều lần khiến độc hại cho cơ thể. Cha mẹ nên hạn chết việc cho trẻ ăn đồ ăn nhanh. Cũng không nên cấm đoán vì thi thoảng ăn 1, 2 bữa cũng không sao.
MC: Câu hỏi của Ngọc Anh khiến tôi nhớ đến câu chuyện Tottochan – trong bữa ăn của trường học, học sinh luôn luôn phải có ý thức chuẩn bị thức ăn có đầy đủ sản phẩm của núi (rau, thịt) và sản phẩm của biển (tôm, cua)… Từ nhỏ, trẻ luôn có ý thức về thực phẩm, về chế độ dinh dưỡng.
Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Ngọc Hoa: Xây dựng chế độ ăn khoa học cho bé. Sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để cung cấp được kháng thể và vi chất có trong sữa mẹ, không nên cho bé ăn dặm sớm vì cơ thể chưa tiết được enzym để tiêu hóa gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa của trẻ. Việc chúng ta cứ nghiền nát thức ăn cho bé cũng không tốt. Tùy từng giai đoạn cho bé cần chế biến phù hợp thức ăn và tăng độ thô trong ăn dặm cho bé. Ngoài ra cần tăng cường vận động để bé ra ngoài để hấp thụ vitamin D qua ánh nắng. Phải chú ý đến việc môi trường trong sạch sẽ giúp bé ăn ngon hơn và phát triển tốt hơn.
MC: Một người cha ở địa chỉ boyeucon@gmail.com gửi câu hỏi đến chương trình, bày tỏ sự lo lắng: Con em bị táo bón, một năm chỉ tăng được vài lạng và hay phải thụt thì mới đi vệ sinh được, 3 - 4 ngày con không đi được em lại thụt lúc thì bằng dung dịch bán ở hiệu thuốc, lúc thì sử dụng mật ong cô đặc lại. Nếu dùng phương pháp thụt rửa nhiều thì có nguy hiểm tới sức khỏe hay hệ tiêu hóa của bé không? Có cách nào cải thiện tình trạng trên không? Con em gầy nhưng sức đề kháng khá tốt, hầu như ốm tự khỏi, rất ít dùng kháng sinh, nhưng tiêu hóa thế này em lo lắng quá bác sĩ ạ. Em cảm ơn bác sĩ Ngọc Hoa.
Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Ngọc Hoa: Thiếu chất xơ dễ dẫn đến tình trạng táo bón. Khi bạn thụt nhiều bé sẽ mất phản xạ rặn khi muốn đi ngoài, thụt nhều khiến bé phụ thuộc vào việc thụt. Bé bị thụt nhiều dễ xước sát vộ phận sinh dục dễ dẫn đến trĩ. Em bé sẽ sợ đi ngoài rồi lại nhịn phân trích trữ trong ruột khiến bé hấp thu chậm.
Bạn nên dưa bé đến khám xem ngoài táo bón còn có vấn đề gì không. Bạn cũng cần thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt. Cho em bé uống đủ nước, bé thiếu nước dẫn đến em bé bị táo bón do phân đông đặc lại. Không đợi em bé khát mới cho uống thuốc vì lúc khát là bé đã thiếu nước rồi. Nên cho ăn thêm rau của quả như: quả kiwi, khoai lang. Bạn nên tập cho bé thói quen đi ngoài theo giờ. Có thể xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ để tạo nhu động ruột nhân tạo để bé đi ngoài tốt hơn.
MC: Hiện nay, có nhiều ông bố bà mẹ sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ để điều chỉnh hệ tiêu hóa cho trẻ. Vậy bác sĩ Hoa có thể nói rõ hơn về những thực phẩm bảo vệ sức khoẻ này không? Hiện đang rất nhiều phụ huynh quan tâm đến vấn đề này.
Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Ngọc Hoa: Hiện nay, Moringa Kid là một trong những sản phẩm với thành phần chủ yếu là tự nhiên, nổi bật nhất là chùm ngây và vi tảo Spirulina có tác dụng xây dựng cho bé hệ tiêu hóa khỏe, kích thích trẻ ăn ngon, tăng đề kháng và từ đó giúp trẻ tăng cân tự nhiên, khoẻ mạnh. Khả năng hấp thu của chùm ngây là tốt, lá non của rau chùm ngây được cơ thể hấp thu lên đến 90%.
Trong 100g chùm ngây có đến 90% lượng đạm nhiều hơn thịt bò thịt lợn. Nhờ tác dụng giàu dinh dưỡng và vitamin như vậy nên rau chùm ngây được sử dụng nhiều để kích thích trẻ biếng ăn. Sản phầm này được chiết xuất từ lá non chùm ngây nên lượng chất xơ cao nên được điều chế để điều rị rối loạn tiêu hóa. Và tảo Spirulina cũng rất tốt và giàu dinh dưỡng.
Đối với những em bé thiếu chất thì cần bổ sung thêm cho bé để bé có đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đặc biệt là những sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên này.
MC: NON GMO là gì?
Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Ngọc Hoa: Có nghĩa là sinh vật biến đổi gen, là những sinh vật mới được tạo ra trong phòng thí nghiệm bằng kỹ thuật chỉnh sửa, kỹ thuật di truyền. Nhiều nghiên cứu và khảo sát cho thấy, các loại thực phẩm biến đổi gen có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe người tiêu dùng cũng như gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và hệ sinh thái.
Tuy nhiên việc sử dụng sản phẩm GMO vẫn còn đang gây tranh cãi và trên thế giới đang khuyên không nên dùng sản phẩm GMO. Và nên sử dụng các thực phẩm NON GMO cho trẻ em.
Moringa Kid là sản phẩm với thành phần tự nhiên, 100% NON-GMO (tức không chứa chất biến đổi gen), nên rất an toàn trong sử dụng cho trẻ nhỏ.
MC: Và dù còn rất nhiều điều cần chia sẻ với độc giả, nếu độc giả có thắc mắc, băn khoăn về sức khỏe của các thành viên trong gia đình, mời các bạn có thể truy cập songkhoe.vn để đặt câu hỏi cho bác sĩ, các bác sĩ của Sống khỏe sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Trước khi khép lại chương trình, Bác sĩ Đinh Ngọc Hoa có thể gửi một lời khuyên đến các bậc cha mẹ đang có con nhỏ trong việc chăm sóc con để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Bác sĩ Ngọc Hoa: Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ được tốt thì chúng ta cần vệ sinh cá nhân cho trẻ, người chăm sóc trẻ và thực phẩm chế biến ăn dặm cho trẻ cần chú ý để trẻ không bị rối loạn tiêu hóa. Cách thức cho trẻ ăn cũng cần phải từ từ không nên ép trẻ ăn. Phương pháp ăn bé tự chỉ huy cũng rất tốt. Và với những trẻ biếng ăn thì nên khuyến khích trẻ ăn bằng hình thức tự xúc…
Lưu ý: Xây dưng thực đơn cho trẻ cần vui mắt để kích thích trẻ ăn và cũng phải đầy đủ 4 nhóm chất. Đa dạng thực phẩm để trẻ không thiếu chất và không kén ăn khi trưởng thành. Đảm bảo trẻ ăn đủ năng lượng và dinh dưỡng theo sự phát triển của trẻ. Mỗi trẻ tùy cơ địa và tùy tính cách và sự phát triển của trẻ. Trẻ dưới 2 tuổi 1 tháng nên đánh giá chiều cao cân nặng của trẻ còn trên 2 tuổi thì 2- 3 tháng đánh giá 1 lần. Điều chỉnh lượng ăn cho trẻ.
MC: Quý vị và các bạn thân mến, do thời lượng có hạn của chương trình, chúng tôi không thể đề cập tất cả các vấn đề của các phụ huynh, cũng như trả lời hết các câu hỏi của độc giả từ mọi miền đất nước.
Chúng tôi sẽ chuyển các câu hỏi của các bạn để hai chuyên gia tư vấn đây tiếp tục giải đáp. Thông tin trả lời của bác sỹ chúng tôi sẽ đăng tải tại songkhoe.vn.
Chương trình tư vấn trực tiếp ngày hôm nay xin được kết thúc tại đây. Một lần nữa, xin được cám ơn 2 vị chuyên gia của chương trình: Cám ơn nhãn hàng Moringa Kid đã đồng hành cùng chương trình.
Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong những chương trình sau.
Mọi chi tiết cần tư vấn về sản phẩm, vui lòng liên hệ theo HOTLINE của Công ty CP Công nghệ và Dược phẩm Quốc Tế
Hotline: 1800 2027 (miễn phí)
Website: moringakid.vn
Facebook: Cốm Moringa Kid 100% Non Gmo – Bé Tiêu Hoá Khoẻ, Tăng Cân Tự Nhiên
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!