Từ vụ phát hiện cơ sở sản xuất mắm tôm bẩn: Chuyên gia chỉ rõ tác hại và những lưu ý khi ăn mắm tôm

Điều cần biết - 11/24/2024

Kinh hoàng phát hiện những vụ mắm tôm bẩn có ruồi bọ, chuột chết trong chum làm mắm...

Kinh hoàng phát hiện những vụ mắm tôm bẩn có ruồi bọ, chuột chết trong chum làm mắm

Mắm tôm là một trong những món ăn cổ truyền của người Việt. Từ bao đời nay, người dân Việt Nam đã ưa chuộng mắm tôm để chấm bún bát, ăn kèm bún đậu, là gia vị thơm ngon không thể thiếu trong các món thịt chó, giả cầy… Tuy nhiên, món ăn gia truyền này có rất nhiều vụ bê bối mà bạn không nên bỏ qua.

Vào khoảng giữa trung tuần tháng 8 năm 2017, một cơ sở làm mắm tôm bẩn, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng đã bị phanh phui tại tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, dòi bọ và côn trùng không biết đã chết từ bao giờ đang phân hủy trong bể ủ của cơ sở sản xuất mắm tôm ở huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa. Dù sản xuất trong điều kiện mất vệ sinh như vậy nhưng chủ cơ sở này vẫn khẳng định là không có vấn đề gì.

Từ vụ phát hiện cơ sở sản xuất mắm tôm bẩn: Chuyên gia chỉ rõ tác hại và những lưu ý khi ăn mắm tôm

Mắm tôm là một trong những món ăn cổ truyền của người Việt.

Trong bản công bố chất lượng mắm tôm, chủ cơ sở khẳng định tuyệt đối không sử dụng phụ gia, chất bảo quản nào trong nguyên liệu. Thế nhưng, trên thực tế lại hoàn toàn khác. Theo tiết lộ của công nhân làm việc ở đây, để chống hôi thối, giúp mắm tôm bảo quản được lâu, cơ sở này bỏ thêm 3 loại phụ gia trong quá trình sản xuất. Những loại phụ gia này được bà chủ nhập từ một công ty ở Hà Nội được thường xuyên sử dụng ở các mẻ mắm tôm ra lò.

Trước đó cũng có rất nhiều lần các cơ sở sản xuất mắm tôm bị phanh phui. Vào tháng 10 năm 2014, một cơ sở sản xuất mắm tôm bẩn đã bị phanh phui tại phường Vĩnh Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Được chế biến trong ngôi nhà ẩm thấp, mất vệ sinh, dụng cụ dùng pha chế nằm la liệt trên sàn với đầy ruồi nhặng khiến nhiều người kinh hãi. Chưa hết, nhiều thùng mắm tôm để pha chế đã lên nấm mốc và chuyển sang màu đỏ. Có thùng chứa đến 500 lít mắm tôm đầy dòi nhặng.

Từ vụ phát hiện cơ sở sản xuất mắm tôm bẩn: Chuyên gia chỉ rõ tác hại và những lưu ý khi ăn mắm tôm

Vào khoảng giữa trung tuần tháng 8 năm 2017, một cơ sở làm mắm tôm bẩn, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng đã bị phanh phui tại tỉnh Thanh Hóa.

Mặc dù có rất nhiều những vụ mắm tôm bẩn được phanh phui nhưng dường như cứ một thời gian sau thì đâu lại vào đó. Người tiêu dùng vẫn nhắm mắt nhắm mũi ăn tiếp những món ăn khoái khẩu nhiều nguy hại này mà không cần phân biệt đâu là mắm tôm sạch, đâu là mắm tôm bẩn. Vậy, ăn mắm tôm bẩn nguy hại thế nào? Làm thế nào để phân biệt được mắm tôm sạch và mắm tôm bẩn?

Nguy hại từ mắm tôm bẩn – Làm thế nào để phân biệt?

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), mắm tôm là sản phẩm thu được qua quá trình lên men tôm với muối ăn dài ngày. Dưới tác động sinh học của một enzym trong ruột tôm, hỗn hợp trên lên men dần dần. Khi nào thấy mùi mắm giống như mùi của ruột tôm tươi sống, đó là lúc mắm tôm đã dùng được. Ngoài ra, công thức này có thêm các nguyên liệu khác nhau để tạo nên mùi vị khác nhau.

Nếu ăn mắm tôm được làm theo đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh, có nhãn mác đàng hoàng của những cơ sở sản xuất uy tín thì bạn hoàn toàn có thể tin tưởng. "Nhưng nếu ăn phải mắm tôm bẩn, mắm tôm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, ở những nơi sản xuất không đảm bảo thì chúng ta có nguy cơ bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh đường ruột, E.coli hoặc các vi khuẩn có bào tử sống yếm khí", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh.

Từ vụ phát hiện cơ sở sản xuất mắm tôm bẩn: Chuyên gia chỉ rõ tác hại và những lưu ý khi ăn mắm tôm

Nếu ăn mắm tôm được làm theo đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh, có nhãn mác đàng hoàng của những cơ sở sản xuất uy tín thì bạn hoàn toàn có thể tin tưởng.

Nếu mắm tôm xuất hiện dòi, bọ thì nhất quyết phải đổ đi. Lúc này, mắm tôm đã trở thành phế phẩm, dòi bọ sinh sống trong đó đã ăn hết chất dinh dưỡng. Nếu bạn cứ tiếp tục ăn thì không những không nạp chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn phát sinh nhiều bệnh tật, trong đó rõ nhất là bệnh đường tiêu hóa, bị ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, kiết lị… về lâu dài có nguy cơ mắc ung thư gan, ung thư dạ dày, ruột…

PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng An toàn Vệ sinh Thực phẩm) cho biết thêm, mắm tôm là nguyên nhân đầu tiên gây bệnh tả, sau đó mới đến rau sống, các thực phẩm chế biến ăn ngay như giò chả… Chỉ cần bạn sơ sẩy một chút trong khâu ăn mắm tôm là có thể rước họa vào thân.

Theo các chuyên gia, nếu vẫn muốn ăn mắm tôm, bạn cần chọn đúng loại mắm tôm sạch để ăn. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết mắm tôm bẩn – sạch mà bạn không nên bỏ qua:

Từ vụ phát hiện cơ sở sản xuất mắm tôm bẩn: Chuyên gia chỉ rõ tác hại và những lưu ý khi ăn mắm tôm

Theo các chuyên gia, nếu vẫn muốn ăn mắm tôm, bạn cần chọn đúng loại mắm tôm sạch để ăn.

- Mắm tôm sạch: Được che đậy cẩn thận, đặt ở khu vực yếm khí, không phơi ngoài trời, luôn luôn được đóng cửa để hấp thụ nhiệt, mắm sẽ lên men từ từ, tự nhiên và ổn định. 2 nguyên liệu chính là moi tươi, muối biển phải thật sạch.

- Mắm tôm bẩn: Không có màu sắc tự nhiên của mắm tôm mà sử dụng hóa chất. Ngoài việc kiểm nghiệm, quan sát thật kỹ, bạn cũng có thể may mắn nhận biết được mắm tôm bẩn với dấu hiệu như màu hồng, màu hồng đỏ tươi. Trong khi mắm tôm sạch chỉ có màu hơi hồng, đảm bảo moi tươi (moi ươn thì mắm sẽ có màu đen hơn nếu không sử dụng hóa chất).

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!