U màng não

Bệnh A-Z - 11/24/2024

Tìm hiểu về bệnh u màng não trên Hello Bacsi sẽ cho bạn biết về triệu chứng, nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị bệnh hiệu quả.

Tìm hiểu chung

Tìm hiểu chung

U màng não là bệnh gì?

U màng não là những khối u phát triển chậm ở màng bao phủ não, tủy sống và rễ thần kinh tủy sống (màng não). Hầu hết u màng não là u lành tính (không phải ung thư). Khoảng 80% bệnh nhân u màng não được chữa khỏi nếu khối u được loại bỏ hoàn toàn.

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của u màng não là gì?

Nếu u mang não có kích thước nhỏ, có thể sẽ không có triệu chứng gì. Nhưng nếu chuyển biến nặng, các triệu chứng dưới đây có thể xuất hiện:

  • Đau đầu;
  • Khướu giác giảm;
  • Thị giác và thính giác bất thường như thấy mờ, bị ù tai hoặc điếc;
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa;
  • Yếu cơ;
  • Trí nhớ giảm;
  • Động kinh.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:

  • Đau đầu trong thời gian dài;
  • Trí nhớ giảm sút nghiêm trọng;
  • Đột ngột bị co giật;
  • Mất thị lực hoặc thính lực đột ngột.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây u màng não là gì?

Nguyên nhân gây u màng não là do các tế bào bao phủ màng não, tủy sống hoặc rễ thần kinh tủy sống phát triển mất kiểm soát. Quá trình phát triển quá mức này qua một thời gian sẽ tạo thành khối u. Tuy nhiên, điều gì dẫn đến những bất thường trong quá trình tạo tế bào trên vẫn là ẩn số chưa được tìm ra.

Nguy cơ mắc bệnh

Nguy cơ mắc bệnh

Những ai thường mắc phải u màng não?

Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh u màng não. Trong đó, phụ nữ lớn tuổi có khả năng bị bệnh nhiều nhất. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc u màng não?

Có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ u màng não bao gồm:

  • Từng được xạ trị để điều trị ung thư ở vùng đầu;
  • Mắc bệnh thần kinh di truyền như u sợi thần kinh loại 2.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị u màng não?

Nếu bạn có khối u màng não nhỏ, phát triển chậm và không có triệu chứng. bạn không cần điều trị đặc biệt nhưng sẽ được chụp cắt lớp (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) thường xuyên để theo dõi mức độ phát triển của khối u.

Nếu bác sĩ thấy cần thiết, bạn sẽ được phẫu thuật cắt bỏ khối u. Khối u sau khi được lấy ra sẽ được kiểm tra xem có phải là u ác tính hay không. Nếu kết quả là u ác tính, bạn có thể cần xạ trị sau phẫu thuật.

Trong một số trường hợp, khối u màng não nằm sâu và khó loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật thông thường, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật bằng dao gamma. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống động kinh trước và sau phẫu thuật để ngăn ngừa cơn động kinh.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán u màng não?

U màng não có thể được chẩn đoán dựa trên bệnh sử và khám thực thể. Bác sĩ sẽ yêu cầu chụp cắt lớp (CT), chụp X-quang hoặc cộng hưởng từ (MRI) não. Bác sĩ có thể thực hiện một phương pháp khác như chụp mạch máu trong não (mạch não đồ) nếu cần phẫu thuật.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của u màng não?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến u màng não:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh;
  • Ngủ đủ giấc.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!