Ung thư phổi không nên ăn gì?

Xét Nghiệm - 04/26/2024

Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao cho người bệnh. Ngoài những biện pháp điều trị theo y học thì bạn cũng nên biết những thực phẩm không có lợi cho người mắc bệnh ung thư phổi. Bài viết dưới đây, Lily & WeCare sẽ cung cấp thông tin về những loại thực phẩm nào người bệnh không nên ăn khi mắc bệnh ung thư phổi.

Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao cho người bệnh. Ngoài những biện pháp điều trị theo y học thì bạn cũng nên biết những thực phẩm không có lợi cho người mắc bệnh ung thư phổi. Bài viết dưới đây, Lily & WeCare sẽ cung cấp thông tin về những loại thực phẩm nào người bệnh không nên ăn khi mắc bệnh ung thư phổi.

Ung thư phổi không nên ăn gì?

1. Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là một căn bệnh khi xuất hiện một khối u ác tính, được mô tả qua sự tăng sinh các tế bào không thể kiểm soát trong các mô phổi. Nếu người bệnh không được điều trị bệnh kịp thời, thì các tế bào này sẽ tăng trưởng theo thời gian và có thể lan ra ngoài phổi lan đến các mô hoặc bộ phận khác của cơ thể, khi ấy bệnh đã chuyển biến thành di căn. Ung thư phổi được chia làm hai loại chính đó là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ung thư phổi là ho hoặc ho ra máu, sụt cân đột ngột, thường xuyên khó thở, và đau tức ở vùng ngực.

Đa phần nguyên nhân gây ra ung thư phổi bắt nguồn từ việc hút thuốc lá trong một khoảng thời gian dài. Ngoài ra, còn do một số nguyên nhân khác như: do sự kết hợp của các nhân tố di truyền, hoặc việc tiếp xúc trực tiếp với khí radon, hút thuốc thụ động, hay do không khí ô nhiễm.

Ung thư phổi không nên ăn gì?

2. Dấu hiệu nhận biết ung thư phổi

Ung thư phổithường không gây đau đớn nên thường phải đến khi bệnh nặng hơn thì các triệu chứng mới xuất hiện. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh, bạn cần lưu ý để kịp thời phát hiện bệnh.

Ho nhiều

Người mắc bệnh ung thư phổi thường ho nhiều kèm theo khó thở, ho ra máu, tình trạng viêm phổi tái diễn. Ngoài ra còn có thể kèm triệu chứng khản tiếng, do khối u xâm lấn trực tiếp hoặc do các hạch bạch huyết ở phần trung thất bị di căn và gây liệt dây thanh âm.

Đau tay, vai và các ngón tay

Khi khối u ở tại đỉnh phổi, hiện tượng xâm lấn vào thành ngực và mạng thần kinh của cánh tay sẽ gây đau cánh tay và đau vai kèm dị theo cảm da.

Sụt cân

Nếu sự sụt cân diễn ra nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân, hoặc không liên quan đến việc bạn đã thực hiện chế độ giảm cân thì rất có thể đó là do bệnh tật gây ra. Thêm vào đó, trong trường hợp bạn cảm thấy ăn không ngon miệng thì có thể là do có một khối u ở bên trong cơ thể bạn gây ra, không ngoại trừ đó có thể là khối u ở phổi, dẫn đến căn bệnh ung thư phổi sau này. Khối u sẽ làm cho bạn trở nên biếng ăn và sụt cân một cách đột ngột.

Thường xuyên bị nhiễm trùng

Bệnh ung thư phổi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến đường hô hấp và dẫn đến một số bệnh như viêm phế quản hoặc các bệnh nhiễm trùng mãn tính khác.

Bất thường ở các mô vú

Dấu hiệu nhận biết ung thư phổi này thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Đó là khi vùng ngực có biểu hiện to lên bất thường do các tế bào của bệnh ung thư kích thích sự tiết ra nội tiết tố một cách bất thường. Tuy nhiên, chị em phụ nữ cũng không nên bỏ qua điều này, vì rất có thể đó là do các tế bào ung thư phổi hoặc ung thư ở một bộ phận khác gây ra.

Ung thư phổi không nên ăn gì?

3. Ung thư phổi không nên ăn gì?

Những người mắc bệnh ung thư phổi cần kiêng ăn những đồ ăn dưới đây để giúp cho bệnh có thể chữa trị hiệu quả và nhanh chóng.

Thức ăn nhiều dầu mỡ, béo

Những loại thức ăn có chứa nhiều chất béo, dầu, mỡ được cho là cấm kỵ đối với những bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi. Đặc biệt là những trường hợp người bệnh có biểu hiện ho có đờm, ra đờm trắng ở trạng thái dễ nhổ ra, kèm theo rêu lưỡi nhầy có màu trắng.

Hải sản

Bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi nên hạn chế ăn những đồ hải sản như: tôm, cua, cá... Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế những đồ uống lạnh. Giống với đồ ăn nhiều dầu mỡ, thì hải sản cũng làm cho tình trạng bệnh của người bệnh có biểu hiện ho có đờm, đờm màu trắng và càng trở nên nghiêm trọng.

Đồ hun khói

Thực phẩm, đồ ăn hun khói không chỉ không tốt cho sức khỏe, mà nó còn gây ảnh hưởng đến việc điều trị của bệnh nhân mắc bệnhung thư phổi. Do vậy, người bệnh đang điều trị ung thư phổi có biểu hiện ho ra đờm tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm, đồ ăn hun khói như: thịt lợn hun khói, thịt mỡ, chả lợn nướng, thịt dê...

Các thức ăn cay, nóng

Nếu bệnh nhân ung thư phổi có các biểu hiện như ho có đờm đặc, hoặc có màu vàng, rêu, lưỡi màu vàng kèm nhầy thì tốt nhất nên kiêng ăn các thức ăn cay, nóng như: rượu, ớt,bột cà ri... Thay vào đó, người bệnh nên ăn một số thực phẩm có công dụng tốt cho đường tiêu hóa, thanh nhiệt giải độc cơ thể như: quả lê, quả hồng, hoặc củ cải hầm đường phèn.

Thực phẩm thô ráp

Nếu bệnh nhân xuất hiện đờm sau khi ho, kèm theo máu thì nên tuyệt đối kiêng những loại thực phẩm như: bánh mì và các loại ngũ cốc nguyên cám vì chúng cứng và thô ráp, không tốt cho phổi.

Ung thư phổi không nên ăn gì?

4. Phòng ngừa bệnh ung thư phổi

Để giúp phòng ngừa căn bệnh ung thư phổi, bạn nên thực hiện một số việc làm sau để để có thể ngăn ngừa căn bệnh ung thư quái ác này.

Bỏ thuốc lá

Tỷ lệ mắc ung thư phổi của người hút thuốc lá so với những người không hút thuốc cao hơn gấp 10 lần. Do đó, việc bỏ thuốc lá chính là việc cần nhấn mạnh đầu tiên để phòng tránh ung thư phổi và cũng tránh xa khỏi những làn khói thuốc xung quanh cũng giúp bạn phòng ngừa căn bệnh này.

Tập thể dục thường xuyên

Các bài tập vận động thể lực kể cả những hoạt động đơn giản như làm vườn , làm việc nhà thường xuyên cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.

Chế độ ăn giàu rau xanh và hoa quả

Để phòng tránh ung thư phổi, bạn nên bổ sung thật nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Hãy ăn các loại rau đa dạng, có nhiều màu sắc khác nhau như: rau chân vịt, súp lơ, hành, táo, cam, cà chua,... Những loại thực phẩm này không chỉ có thể phòng bệnh hiệu quả cao mà còn rất tốt cho những căn bệnh mạn tính khác.

Tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng

Đối với những người là công nhân làm việc trong môi trường có rò rỉ hóa chất thì cần phải áp dụng những biện pháp bảo hộ hiệu quả, để tránh hoặc giảm tối thiểu việc tiếp xúc với những yếu tố độc hại gây ung thư phổi.

Ăn uống là vấn đề vô cùng quan trọng với bệnh nhân, dù là bệnh ung thư phổi hay không. Mỗi bệnh sẽ có những chế độ ăn và thực phẩm nên ăn nhiều và thực phẩm tuyệt đối phải kiêng kỵ. Trên đây là những thực phẩm bạn nên kiêng khi mắc bệnh ung thư phổi nếu không muốn bệnh trở nên nặng hơn.

Sàng lọc ung thư phổi tại Xander

Mỗi giai đoạn của bệnh có những phương pháp điều trị khác nhau. Ở giai đoạn càng sớm thì cách điều trị càng đơn giản và khả năng chữa khỏi càng cao. Thực hiện xét nghiệm sàng lọc ung thư phổi định kì là cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong.

Lợi ích của dịch vụ xét nghiệm tại nhà

Bạn là một người bận rộn? Thay vì mất thời gian chờ đợi hàng tiếng đồng hồ để chờ đến lượt được xét nghiệm tại các bệnh viện công hay phải thêm nhiều giờ nữa để nhận kết quả thì nay bạn có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà.

Vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và hạn chế cơ thể tiếp xúc với môi trường nhiều mầm bệnh tật tại các bệnh viện công. Hơn nữa, chi phí thực hiện không đắt hơn giá niêm yết tại các bệnh viện lớn.

Ung thư phổi không nên ăn gì?

Hiện Xander cung cấp gói Sàng lọc ung thư phổi gồm 3 xét nghiệm CA 12-5, CEA và CYFRA 21-1 giúp phát hiện ra bệnh ung thư phối ngay từ giai đoạn đầu, giúp hạn chế được nguy cơ tử vong cao.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Giá gói xét nghiệmung thư phổi do Xander đề xuất: 833,000 đồng
  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liên hệ với hotline:(024) 73049779 /0899.190.199 để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Thời gian lấy mẫu: 06:00 - 20:30

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!