Ung thư phổi nên ăn gì?

Xét Nghiệm - 11/24/2024

Để điều trị ung thư không chỉ phụ thuộc vào phẫu thuật, hóa trị, xạ trị mà dinh dưỡng cũng là một phần rất quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ chữa bệnh thành công của người bệnh ung thư. Đối với căn bệnh ung thư phổi cũng vậy, nên rất nhiều người hay hỏi rằng những người bị bệnh ung thư phổi nên ăn gì? Để giải đáp thắc mắc này, Lily & WeCare xin mời bạn tham khảo thông tin qua bài viết sau đây.

Để điều trị ung thư không chỉ phụ thuộc vào phẫu thuật, hóa trị, xạ trị mà dinh dưỡng cũng là một phần rất quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ chữa bệnh thành công của người bệnh ung thư. Đối với căn bệnh ung thư phổi cũng vậy, nên rất nhiều người hay hỏi rằng những người bị bệnhung thư phổi nên ăn gì? Để giải đáp thắc mắc này, Lily & WeCare xin mời bạn tham khảo thông tin qua bài viết sau đây.

Ung thư phổi nên ăn gì?

1. Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là căn bệnh có biểu hiện đầu tiên khi xuất hiện một khối u ác tính được mô tả qua sự tăng sinh tế bào không thể kiểm soát trong các mô phổi. Chúng bắt nguồn từ những mô của phổi, thường là từ lớp lót tế bào túi khí.

Nếu người bệnh không được điều trị sớm, sự tăng trưởng tế bào này có thể lan ra ngoài phổi đến các mô hoặc bộ phận khác của cơ thể, quá trình này gọi là di căn. Khi ung thư phổi đã di căn, việc chữa trị rất khó có kết quả tốt.

Ung thư phổi có thể phát sinh trong bất kỳ phần nào của phổi nhưng 90% - 95% bệnh ung thư phổi được phát sinh từ các tế bào biểu mô, các tế bào trên đường hô hấp (phế quản) vì lý do này, phổi ung thư đôi khi được gọi là ung thư biểu mô - một thuật ngữ cho bệnh ung thư. Ung thư cũng có thể phát sinh từ màng phổi hoặc hiếm khi ở các mạch máu.

Ung thư phổi nên ăn gì?

2. Dấu hiệu ung thư phổi

Ung thư phổi giai đoạn đầu thường không gây ra triệu chứng rõ rệt, cho đến khi ung thư phát triển, các triệu chứng thông thường có thể bao gồm:

- Ho càng ngày càng nặng hơn hoặc không hết. Nếu cơn ho dai dẳng, kéo dài, không rõ nguyên do thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe phổi ngay lập tức.

- Thở khó khăn, chẳng hạn như thở gấp

- Đau ngực liên tục

- Ho ra máu

- Giọng nói khàn khàn

- Nhiễm trùng mạn tính: Virus gây viêm phế quản mạn tính là nguyên nhân của tình trạng nhiễm trùng phổi. Nếu bạn đang liên tục đau tức ngực thì đây có thể là dấu hiệu gợi ý ung thư.

- Cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, luôn muốn nằm nghỉ ngơi.

- Giảm cân không rõ nguyên nhân

3. Ung thư phổi nên ăn gì?

Ngũ cốc nguyên hạt

Một nguyên lý dễ nhận thấy đó là ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng hơn so với các loại ngũ cốc đã qua tinh chế. Các loại vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa... trong ngũ cốc nguyên hạt đã được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác như bệnh tim mạch vàung thư phổi.

Vitamin B trong thành phần của ngũ cốc nguyên hạtẻ đã làm giảm các triệu chứng của ung thư phổi. Vì vậy, nếu bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi thì càng nên ăn các loại ngũ cốc như: gạo, lúa mạch, kê, ngô, yến mạch...chúng sẽ cung cấp vitamin B và Carbohydrate để kích thích bộ não sản sinh Serotonin - hoóc môn giúp cơ thể giảm cảm giác chán ăn, lo âu, buồn bực. trong cơ thể và cải thiện tình trạng bệnh ung thư phổi cho bệnh nhân.

Sản phẩm từ sữa

Các sản phẩm từ sữa như sữa, phô mai, sữa chua cung cấp một lượng canxi và protein phong phú cho cơ thể. Protein rất quan trọng cho việc duy trì thể lực, trọng lượng cơ thể, tăng cường chức năng hệ miễn dịch khi phải đối mặt với ung thư, dù là ung thư phổi.

Bệnh nhân nên sử dụng sữa nguyên chất thay cho sữa không có chất béo mà mọi người thường sử dụng. Trường hợp bạn khó khăn trong việc nhai hoặc nuốt thức ăn rắn hoặc không muốn ăn thì hãy sử dụng một ly sinh tố trái cây, sữa và sữa chua để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Ung thư phổi nên ăn gì?

Thực phẩm có nhiều chất đạm

Người bị ung thư phổi thường ho ra máu dẫn đến tình trạng thiếu máu, suy nhược cơ thể, vì vậy bạn nên ăn nhiều thực phẩm có đạm như những sản phẩm từ sữa và các món từ thịt, trứng.

Những thực phẩm từ thịt và trứng tự nhiên không chứa các chất bảo quản và thường ít hóa chất hơn các loại thịt đã qua chế biến. Trong thịt và trứng có chứa nhiều nguồn protein, sẽ đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng giúp tăng trọng lượng cơ thể cho người bịung thư phổi, từ đó mà tăng sức đề kháng chống chọi với bệnh tật.

Chất béo có lợi

Chất béo có lợi giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể, ngăn ngừa quá trình giảm cân không chủ ý ở bệnh nhân ung thư phổi. Bạn có thể kết hợp thêm đậu phộng hoặc bơ đậu phộng cùng với các loại hạt ngũ cốc, hay cho thêm chúng vào các món salad, ngũ cốc và sữa chua để tăng cường chất béo có lợi và dinh dưỡng cho bệnh nhận ung thư phổi.

Trái cây và rau xanh nhiều màu

Khi bị ung thư phổi, rau xanh và các loại nước ép trái cây là rất tốt cho sức khỏe cho người bệnh, bởi chúng đảm bảo cung cấp cả protein và vitamin cho cơ thể. Hơn nữa, khi bị bệnhung thư phổi bạn càng nên ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để giảm các triệu chứng bệnh. Trong khi hầu hết các loại trái cây và rau quả cung cấp một lượng chất chống oxy hóa nhất định thì các loại rau củ màu sắc rực rỡ như cà chua, bí đỏ và ớt chuông đặc biệt rất giàu chất chống oxy hóa.

Trái cây và rau quả cũng là nguồn Carbohydrates tốt và dồi dào để sản sinh năng lượng chính cho cơ thể. Nó hoàn toàn tốt hơn các thực phẩm tinh chế như kẹo và bánh ngọt.

Ung thư phổi nên ăn gì?

Thực phẩm ít chất xơ và nhạt

Người ung thư phổi nên ăn thức ăn nhạt để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho cơ thể trong khi bạn không thể ăn no. Tình trạng buồn nôn, đau bụng hoặc tiêu chảy, các loại thực phẩm giàu chất xơ có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.

Để giảm triệu chứng này, thay thế các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, đậu lăng và quả mâm xôi bằng các thực phẩm ít chất xơ hơn như bánh mì trắng, bánh pudding, bánh quy giòn. Ngoài ra, có thể ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa khác bao gồm súp, trứng rán, trái cây đóng hộp không có vỏ - chẳng hạn như táo.

Trên đây là những thực phẩm tốt cho quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân ung thư phổi, Lily & WeCare hi vọng bạn đã có thêm thông tin và biết cách chăm sóc bệnh nhân bị ung thư phổi. Tuy nhiên, thực phẩm tốt cho người bị ung thư phổi có thể thay đổi qua từng giai đoạn, nên bạn cũng cần cân nhắc và hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để bổ sung thực phẩm tốt nhất cho cơ thể.

Sàng lọc ung thư phổi tại Xander

Mỗi giai đoạn của bệnh có những phương pháp điều trị khác nhau. Ở giai đoạn càng sớm thì cách điều trị càng đơn giản và khả năng chữa khỏi càng cao. Thực hiện xét nghiệm sàng lọc ung thư phổi định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong.

Lợi ích của dịch vụ xét nghiệm tại nhà

Bạn là một người bận rộn? Thay vì mất thời gian chờ đợi hàng tiếng đồng hồ để chờ đến lượt được xét nghiệm tại các bệnh viện công hay phải thêm nhiều giờ nữa để nhận kết quả thì nay bạn có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà.

Vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và hạn chế cơ thể tiếp xúc với môi trường nhiều mầm bệnh tật tại các bệnh viện công. Hơn nữa, chi phí thực hiện không đắt hơn giá niêm yết tại các bệnh viện lớn.

Ung thư phổi nên ăn gì?

Hiện Xander cung cấp gói Sàng lọc ung thư phổi gồm 3 xét nghiệm CA 12-5, CEA và CYFRA 21-1 giúp phát hiện ra bệnh ung thư phối ngay từ giai đoạn đầu, giúp hạn chế được nguy cơ tử vong cao.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Giá gói xét nghiệmung thư phổi do Xander đề xuất: 833,000 đồng
  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liên hệ với hotline:(024) 73049779 /0899.190.199 để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Thời gian lấy mẫu: 06:00 - 20:30

Lưu ý: Các thông tin về gói xét nghiệm của Xander trên đây được cập nhật ngày 02/11/2017.

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!