Vài ngày gần đây, dư luận trong nước đang xôn xao với thông tin nước giải khát C2, Rồng đỏ có hàm lượng chì vượt mức cho phép, đầu độc người tiêu dùng.
Theo đó, trong 'Phiếu kết quả kiểm nghiệm' của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (NIFC, thuộc Bộ Y tế), chất Acid Citric được dùng để tạo vị chua trong sản xuất C2 và Rồng đỏ có chứa hàm lượng chì lên tới 0,84mg/l; trong khi đó hàm lượng chì cho phép không được vượt quá 0,05mg/l trong thành phẩm và 0,5mg/l trong nguyên liệu.
Nhiễm độc chì từ đồ uống độc hại như thế nào?
Trên thực tế, theo khuyến cáo của các Cơ quan y tế trên thế giới, việc sử dụng thức uống nhiễm độc chì liên tục trong thời gian dài rất độc hại cho sức khỏe con người. Uống đồ uống nhiễm độc chì không khác gì việc 'tự sát' từ từ.
Nhiễm độc chì là một tình trạng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Chì vốn là một loại kim loại có độc tính cao và cũng là một chất độc vô cùng mạnh. Nhiễm độc chì có thể xảy ra sau khi tích tụ lượng chì trong cơ thể vài tháng hoặc vài năm.
Theo trang web chính thức của tổ chức WHO thế giới, nhiễm độc chì có thể gây tổn hại đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể con người, đặc biệt là hệ thống thần kinh, cơ quan sinh sản và thận. Ngoài ra, căn bệnh này có thể gây ra cao huyết áp và thiếu máu. Chì có thể tích tụ trong xương và được chuẩn đoán từ dấu hiệu xung quanh nướu răng có màu xanh.
Nước giải khát C2, Rồng đỏ được cho là có hàm lượng chì vượt quá mức cho phép
Các dấu hiệu của triệu chứng ngộ độc chì
Triệu chứng của ngộ độc chì vô cùng đa dạng. Trong suốt quãng thời gian nhiễm độc, chì sẽ tích tụ dần dần từ những hàm lượng vô cùng nhỏ. Các dấu hiệu thường thấy bao gồm: đau bụng, táo bón, khó ngủ, đau đầu, cáu gắt, hành vi hung hăng, mệt mỏi, ăn không ngon, huyết áp cao, tê hoặc ngứa ran chân tay, mất trí nhớ, thiếu máu và rối loạn chức năng thận. Tuy nhiên những dấu hiệu này rất phổ biến, thường gặp và dễ nhầm lẫn với nhiều căn bệnh đơn giản khác.
Khi người sử dụng bị nhiễm độc chì với liều lượng cao có thể dẫn đến các triệu chứng cấp cứu như: đau bụng và chuột rút, nôn, vấp ngã khi đi bộ, co giật, hôn mê, bệnh não, hôn mê và co giật.
Nhiễm độc chì nguy hiểm ở trẻ em như thế nào?
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), trẻ em, trẻ sơ sinh và thai nhi đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi ngộ độc chì. Một liều lượng chì nhất định có thể không ảnh hưởng nhiều đến người lớn, nhưng có thể tác động lớn đến trẻ em.
Ở trẻ em, nhiễm độc chì có thể tổn hại đến hệ thống thần kinh trung ương và hệ thống thần kinh ngoại vi, làm giảm thích giác, suy giảm chức năng tế bào máu.
Ngay cả với một lượng chì rất thấp có trong thức uống cũng có thể gây ra các ảnh hưởng sau ở trẻ em: giảm khả năng học tập, khiến IQ thấp và hiếu động quá mức, tăng trưởng chậm và thiếu mong. Trong những trường hợp hiếm có thể gây ra co giật, hôn mê và thậm chí là tử vong.
Nhiễm độc chì rất có hại đối với phụ nữ mang thai
Uống nhiều thức uống nhiễm độc chì có thể tích tụ hàm lượng chì trong xương cùng với canxi theo thời gian. Khi mang thai, lượng chì từ canxi trong xương của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xương của thai nhi. Độc tố chì có thể xuyên qua màng bọc nhau thai dẫn vào thai nhi. Việc này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng ở người mẹ và thai nhi trong quá trình phát triển, bao gồm: hạn chế sự tăng trưởng của thai nhi, tăng nguy cơ sinh non. Ngoài ra, độc tố từ chì có thể truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ.
Nhiễm độc chì ở người trưởng thành
Chì cũng có ảnh hưởng rất lớn đến người trưởng thành. Nhiễm độc chì có thể gây ra các bệnh như tim mạch, tăng huyết áp và nâng cao tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp; giảm chức năng thận và gây ra các vấn đề sin sản ở cả nam giới và phụ nữ.
Nhìn chung, cả trẻ em và người lớn khi sử dụng thức uống nhiễm độc chì trong thời gian dài có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe người tiêu dùng. Người trưởng thành sau khi chữa bệnh có thể phục hồi mà không có bất cứ biến chứng nào, trong khi đó ở trẻ em việc phục hồi rất mất thời gian; đặc biệt ngay cả việc tiếp xúc với chì ở mức độ thấp cũng có thể gây suy giảm về tinh thần vĩnh viễn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!