Uống nước sáng và tối tốt cho cơ thể nhưng theo cách này dễ mắc bệnh nguy hiểm

Thời sự - 11/24/2024

Uống nước đầy đủ là điều rất cần thiết cho sức khoẻ nhưng uống nước theo cách này dễ dẫn tới bệnh bàng quang tăng hoạt gây nguy hiểm cho cơ thể mà đa phần mọi người không để ý.

Khoa Niệu học chức năng (bệnh viện Đại học Y dược TP HCM) vừa tiếp nhận cho trường hợp bệnh nhân N.T.K, 35 tuổi ở Phú Yên mắc phải chứng bệnh bàng quang tăng hoạt. Trước đó, chị có biểu hiện đi tiểu nhiều lần trong ngày. Ban đêm chị cũng thường mất ngủ vì phải thức dậy để đi tiểu, trung bình 2 - 3 lần/đêm. Dù đã đi khám ở bệnh viện địa phương, sử dụng thuốc nhưng không hiệu quả.

Khi đến bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ đã chỉ ra thói quen uống nước quá nhiều vào cả buổi sáng và buổi tối mà chị này đang duy trì chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Đây là biểu hiện của chứng bàng quang tăng hoạt. Sau khi điều trị tích cực, chỉnh lại thói quen sinh hoạt, uống nước quá nhiều kết hợp điều trị bằng thuốc kháng muscarinic, các triệu chứng bàng quang tăng hoạt của bệnh nhân đã khắc phục.

Uống nước sáng và tối tốt cho cơ thể nhưng theo cách này dễ mắc bệnh nguy hiểm

Uống nuocs không đúng cách dễ bị bàng quang tăng hoạt. Ảnh minh họa

Theo BS Bùi Cảnh Vin – Chuyên khoa Nam học, Bệnh viện đa khoa MEDLATEC, hội chứng bàng quang tăng hoạt được hiểu là khi ngưỡng kích thích buồn tiểu của bàng quang nhỏ hơn so với bình thường. Đối với người bình thường, khi bàng quang chứa từ 300-500 ml là ngưỡng để có kích thích dẫn đến buồn tiểu.

Bàng quang tăng hoạt liên quan đến các triệu chứng như tiểu gấp, tiểu nhiều lần, có hoặc không có triệu chứng tiểu gấp không kiểm soát kèm theo. Các triệu chứng này xuất hiện trong tình trạng không có các tổn thương bệnh lý tại chỗ và không có các tác nhân chuyển hóa có thể gây nên các triệu chứng trên.

Theo chuyên gia, nhiều người vẫn nghĩ khi buồn tiểu phải đi tiểu ngay mới tốt. Nhưng điều này lại là nguyên nhân dẫn tới chứng bàng quang tăng hoạt. Ngoài thói quen này, việc bổ sung nước cho cơ thể sáng và tối của nhiều người không đúng cũng là nguyên nhân.

Việc bổ sung nước cho cơ thể thường xuyên là điều rất tốt. Trung bình mỗi ngày, người trưởng thành cần khoảng 2500 ml nước. Ngoài việc cơ thể nạp khoảng 1000ml nước từ thực phẩm, mỗi ngày nên uống thêm 1700 ml. Tuy vậy, mức độ này còn phụ thuộc thể trạng, môi trường sống, tính chất công việc cũng như chế độ dinh dưỡng… Bởi vậy, việc bổ sung nước cần lắng nghe cơ thể.

Ths. BS Lê Thị Hải – nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng (Viện dinh dưỡng quốc gia) cho rằng, việc uống nước khi sáng thức dậy khoảng 100 - 250ml có thể giúp thận, gan thải độc và tăng cường chức năng tiêu hóa. Hay trước khi ngủ khoảng ít nhất khoảng 1 tiếng lượng nước nhỏ có thể ngăn ngừa sự tăng độ nhớt của máu vào ban đêm. Uống quá nhiều nước trước khi ngủ sẽ làm tăng lượng nước tiểu về đêm, gây hại cho thận và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Việc uống nhiều nước có thể khiến bàng quang vẫn bị giãn ra trong suốt cả đêm. Lâu dần có thể gây hại tới bàng quang, bàng quang tăng hoạt. Tốt nhất, nên tránh uống nước 2 tiếng trước giờ đi ngủ.

Đặc biệt với những người có tiền sử bệnh thận, lượng nước uống cần phải được kiểm soát. Khi lượng nước quá nhiều không được bài tiết ra ngoài sẽ dẫn đến phù nề, làm tăng huyết áp cao. Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bể thận cấp tính, viêm bàng quang,….

Theo các chuyên gia, nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 10 lần/ngày, có thể bạn đã uống nhiều nước hơn mức cần thiết. Do đó, mọi người cần chú ý trong việc bổ sung nước vào buổi sáng và tối để tránh gây hại cho cơ thể.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!