Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung có an toàn?

Cần biết - 11/28/2024

Là 1 trong những biện pháp phòng bệnh ung thư gây tử vong thứ 2 thế giới nhưng vắc- xin này vẫn gây nhiều tranh cãi về hiệu quả.

Trên mạng xã hội mới đây nhất đang lan truyền thông tin nghi ngờ về độ an toàn của vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung và cho rằng hàng ngàn phụ nữ ở Mỹ ân hận vì đã tiêm loại vắc-xin này.

Thông tin này được bạn đọc Việt Nam chia sẻ gây nên một sự hoang mang không nhỏ. Chúng tôi xin cung cấp toàn cảnh những đánh giá của các nhà khoa học nhằm giúp độc giả có cái nhìn khách quan hơn về loại vắc-xin này.

1. Những thông tin về độ rủi ro khi tiêm vắc-xin HPV

Shazel Zaman, 13 tuổi, đã bị đau đầu kinh khủng, nôn ói, chóng mặt sau khi tiêm vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung. Các triệu chứng này nghiêm trọng đến nỗi gia đình buộc phải đưa cô bé đến khám ở bệnh viện Fairfield ở Bury (Anh).

Tuy nhiên, các bác sỹ xác định tình trạng này là đau bụng và do bệnh nhân lười vận động. Họ đã yêu cầu người nhà đưa Shazel về theo dõi. Nếu tình trạng sức khỏe không cải thiện, hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Tuy nhiên, chỉ một giờ sau khi về nhà, cô bé đã bị ngất. Shazel được tuyên bố tử vong tại bệnh viện 4 giờ sau đó.

Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung có an toàn?

Cô bé Shazel Zaman đã qua đời sau 5 ngày tiêm vắc-xin HPV.

Gia đình của Shazel tin rằng cái chết này có liên quan trực tiếp đến mũi tiêm phòng ung thư cổ tử cung.

Sau khi qua đời, thi thể Shazel được đưa đi chụp CT nhưng không thể xác định được nguyên nhân tử vong. Gia đình tiếp tục phải bỏ ra một khoản tiền là 670 bảng để thực hiện MRI nhưng cũng không đưa ra được kết luận.

Không còn cách nào khác, gia đình Shazel buộc phải để mổ tử thi. Tuy nhiên, kết quả khám nghiệm sẽ được thông báo sau vài tháng nữa.

'Trước đó em tôi hoàn toàn bình thường. Nên gia đình tôi tin rằng có mỗi liên hệ giữa cái chết của Shazel và việc tiêm vắc-xin HPV', chị gái của nạn nhân, Maham chia sẻ.

Hiện tại, Pennine Acute NHS Trust, tổ chức điều hành bệnh viện Fairfield đã mở một cuộc điều tra về quá trình khám bệnh cho Shazel và liệu cái chết của cô bé có liên quan đến mũi tiêm HPV hay không.

Sự việc đau buồn vừa xảy ra tại Anh vào tháng 5 vừa qua không phải là thông tin đầu tiên về mối nguy hiểm chết người của mũi tiêm vắc-xin HPV.

Tại Mỹ cũng đã có những nghi vấn được đặt lên về tính an toàn của loại vắc-xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung Gardasil.

Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết trong số hơn 25 triệu liều Gardasil được sử dụng thì trung bình cứ mỗi 100.000 liều lại ghi nhận 53,9 trường hợp có phản ứng phụ.

Trong số đó, 40% xảy ra ngay trong ngày tiêm, 6,2% trường hợp bị phản ứng phụ nghiêm trọng, trong đó có 32 trường hợp tử vong.

Năm 2013, Tổ chức pháp lý phi lợi nhuận Judicial Watch (Mỹ) thông báo đã nhận được tài liệu từ Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh (HHS).

Theo đó, Chương trình Quốc gia Bồi thường Thương tật Vắc-xin (VICP) đã phải chi 5.877.710 USD cho 49 nạn nhân của vắc-xin HPV. Đến nay, đã có 200 người khiếu nại nhưng VICP chỉ mới giải quyết chưa đến một nửa.

'Thông tin mới từ chính phủ cho thấy rằng mối quan tâm về sự an toàn của việc sử dụng Gardasil đã hiện rõ.

Các quan chức y tế cộng đồng nên dừng việc tuyên truyền trẻ em tiêm Gardasil', Tom Fitton người đứng đầu tổ chức Judicial Watch, lên tiếng.

Báo cáo từ Hệ thống báo cáo tác dụng phụ của vaccin (VAERS) cho thấy từ ngày 1/9/2010 - 15/9/2011, có 26 trường hợp tử vong sau khi tiêm vắc-xin HPV.

Ngoài ra, còn có nhiều người bị các tác dụng phụ như hội chứng động kinh, liệt, mù mắt, viêm tụy, vấn đề về nói, mất trí nhớ ngắn hạn và hội chứng Guillain-Barré.

26 cô gái xấu số này đều khỏe mạnh và tử vong trong vòng 1 năm tiêm Gardasil.

Khi nào nên bắt đầu tiêm vắc-xin HPV? (Việt hóa bởi SongKhoe.vn).

2. Tính an toàn của vắc-xin HPV vẫn được khẳng định

Trước khi được cấp phép sử dụng rộng rãi ở Mỹ, Cục Quản lý Thực phẩm và Thuốc (FDA) và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) cũng đã đánh giá về mức độ an toàn, xem xét tác dụng không mong muốn liên quan đến tiêm chủng vắc xin HPV.

Theo đó, tỷ lệ xuất hiện các tác dụng không mong muốn sau khi tiêm chủng tương tự như các loại vắc-xin khác.

Những người tiêm vắc-xin này dễ bị ngất xỉu và có huyết khối tĩnh mạch cao hơn một chút so với tỷ lệ thường thấy ở các loại vắc-xin khác.

Tình trạng này thường gặp ở các bé gái mới lớn, có thể liên quan ngẫu nhiên với sự nhạy cảm ở tuổi dậy thì.

Tuy nhiên, vắc xin HPV vẫn đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn an toàn và phù hợp với những quy định hiện hành về mức độ an toàn của vắc xin được phép sử dụng tại Mỹ.

Còn báo cáo mới nhất của Hiệp hội sản phụ khoa Mỹ khẳng định, đã có hơn 60 triệu liều HPV được tiêm và chưa ghi nhận tác dụng phụ, chỉ có tác dụng nhẹ như sưng hay đỏ chỗ tiêm và tự hết.

Hiệp hội cũng chưa ghi nhận có ca tử vong nào sau khi tiêm HPV ở Mỹ.

Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung có an toàn?

Trong khi đó, tại Anh, trước làn sóng nghi ngờ về độ an toàn của việc tiêm vắc-xin HPV, Cơ quan quản lý các loại thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe Anh (MHRA) công bố, có 8.228 cô gái trẻ đã bị suy nhược bởi tác dụng phụ của vắc-xin HPV.

Trên thực tế, con số đó chỉ bằng 10% so với số ca tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

Sau khi tiêm vắc-xin HPV, một số người bị những cơn đau ngực, đau bụng, mệt mỏi, chứng khó thở, hội chứng tim đập nhanh bất thường hành hạ. Hơn 1/4 trường hợp bị tác dụng phụ nghiêm trọng phải nhập viện.

Cơ quan này cho rằng, vẫn chưa có những bằng chứng cụ thể để khẳng định văcxin ngừa ung thư cổ tử cung có liên quan đến các bệnh nghiêm trọng khác.

Đến thời điểm này, đây vẫn được đánh giá là một chương trình phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất.

3. Các chuyên gia Việt Nam khẳng định: Nguy hiểm khi tiêm vắc-xin HPV là không chính xác

Theo Infonet, tiến sĩ Phan Minh Liêm - Đại học Texas – Trung tâm Ung thư MD Anderson, Houston, Texas, Hoa Kỳ cho biết, thông tin rủi ro khi tiêm vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung là chưa chính xác.

Vì cho đến nay rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiêm ngừa vắc-xin HPV là cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh ung thư quái ác này.

Ngoài ra, với một loại vắc xin thì ở nước Mỹ họ kiểm soát rất chặt chẽ, không thể phóng đại chức năng lên được.

Cùng quan điểm trên, BSCK II Nguyễn Khắc Lợi – Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, đến nay việc tiêm phòng vắc xin HPV vẫn được khuyến cáo phòng ngừa ung thư cổ tử cung tốt nhất.

Trên thế giới, ung thư cổ tử cung là căn bệnh gây nỗi ám ảnh thứ hai ở phụ nữ, chỉ sau ung thư vú.

Hàng năm có khoảng 530.232 trường hợp mắc mới ung thư cổ tử cung được chẩn đoán, chiếm 8.8% các trường hợp ung thư ở phụ nữ, và khoảng 275.008 phụ nữ (51.9%) tử vong.

Nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung là do virus HPV, là một loại virus lây qua đường sinh dục. Có khoảng trên 100 chủng HPV được đánh tên theo số thứ tự, trong đó chỉ một số ít là gây bệnh.

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC (Mỹ) khuyến cáo nữ giới từ 9 đến 26 tuổi nên được tiêm vắc-xin HPV nếu chưa nhiễm hoặc chưa có quan hệ tình dục với thời gian bảo vệ là 4 – 6 năm.

Từ tháng 10/2011, CDC đề nghị chích ngừa cho các trẻ nam 11-12 tuổi.

Theo đó, hiện nay có hai loại vắc xin phòng HPV đó là Gardasil và Cervarix, được cho là có thể làm giảm nguy cơ ung thư khoảng trên 90% và các tổn thương tiền ung thư trên 60%.

Để phòng bệnh ung thư cổ tử cung, các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ cần tiêm cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin trong vòng 6 tháng để phòng ngừa ung thư cổ tử cung và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Số ca ung thư cổ tử cung đã được báo cáo là giảm hơn 2/3 nhờ sự phổ biến của các vaccine Gardasil hoặc Cervarix.

Tuy nhiên, vì các loại vắc-xin HPV này chỉ có thể phòng ngừa được một số chủng HPV có tỷ lệ nhiễm cao.

Do đó các chuyên gia y tế khuyên rằng phụ nữ vẫn cần phải thường xuyên được xét nghiệm sàng lọc bằng kỹ thuật Pap smear, ngay cả khi đã tiêm chủng các loại vắc xin HPV này.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!