Dùng insulin như thế nào?
Tất cả bệnh nhân và bác sĩ cần biết rằng khôi phục đúng lượng insulin cho từng thời điểm cụ thể của từng bệnh nhân riêng biệt chắc chắn sẽ giúp ổn định đường máu. Vì mỗi loại bệnh đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2 có sự thiếu hụt insulin khác nhau nên cách bù insulin cũng rất khác nhau.
Insulin và đái tháo đường tuýp 1: bởi vì tụy của bệnh nhân không còn khả năng tiết insulin nữa nên bắt buộc phải đưa insulin từ ngoài vào một cách đều đặn.
Tất cả bệnh nhân và bác sĩ cần biết rằng khôi phục đúng lượng insulin cho từng thời điểm cụ thể của từng bệnh nhân (Ảnh: Internet)
Bình thường cứ 12 phút tụy lại bơm vào máu một ít insulin ngay cả khi ta không ăn gì, lượng insulin này giúp cho việc chuyển hoá đường liên tục được sản xuất ra bởi gan. Khi ăn tụy tiết thêm nhiều insulin. Do đó khi dùng insulin ta nên nhớ 2 điểm quan trọng:
1) Tiêm insulin trước bữa ăn.
2) Không bao giờ được ngừng tiêm insulin kể cả không ăn gì (phải giảm liều insulin).
Việc sử dụng insulin một cách đúng đắn đòi hỏi hiểu biết cặn kẽ về:
- Các loại insulin khác nhau, thời gian bắt đầu có tác dụng; lúc có tác dụng cực đại và lúc nào hết tác dụng. Bác sĩ điều trị sẽ chọn cho bạn số lần tiêm insulin, bạn không được thay đổi loại insulin và số lần tiêm nếu không có ý kiến của bác sĩ.
- Cách lấy insulin, cách tiêm đúng kỹ thuật, cách bảo quản.
- Cách theo dõi, đánh giá hiệu quả sau khi tiêm insulin.
Nếu biết sử dụng insulin đúng cách, cuộc sống của người đái tháo đường tuýp 1 hoàn toàn có thể kéo dài được rất lâu (hơn 70 năm). Thông thường bệnh nhân cần nhiều mũi tiêm/ngày. Dường như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tùy thuộc vào sự sẵn sàng tiêm insulin.
>> Xem thêm:
Tư vấn trực tiếp: Phòng chống ung thư vú
Nguy cơ ung thư vú từ thức ăn đường phố
Để cuộc 'yêu' hoàn hảo sau phẫu thuật ung thư vú
Hỏi đáp về bệnh tiểu đường
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!