Vì sao Bộ Y tế khuyến cáo không nên uông quá 2 lon bia/ngày dịp Tết?

Thời sự - 11/24/2024

Bộ Y tế khuyên nam giới không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày và nữ giới uống không quá 1 đơn vị cồn/ngày. Nên uống xen kẽ nước lọc và kết hợp ăn khi sử dụng rượu, bia.

Vì sao Bộ Y tế khuyến cáo không nên uông quá 2 lon bia/ngày dịp Tết?

Nghị định 100/2019 tăng nặng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn khi lái xe - Ảnh minh họa

Trước khi người dân bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2020, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có khuyến cáo mọi người cố gắng kiểm soát lượng rượu, bia uống ở mức thấp nhất trong một lần uống.

Theo Bộ Y tế rượu, bia không có ngưỡng nào là an toàn nên hãy hạn chế uống. Nếu có uống: không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày với nam giới, 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá 5 ngày/tuần. Một đơn vị cồn tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống - tương đương với 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%); một cốc bia hơi 330 ml; một ly rượu vang 100 ml (13,5%); hoặc một chén rượu mạnh 30 ml (40%). Nên uống từ từ, kết hợp vừa ăn vừa uống, uống xen kẽ với nước lọc.

Đặc biệt, không sử dụng rượu bia trong các trường hợp: điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, đang điều trị thuốc có phản ứng với cồn, có các tình trạng bệnh lý mà rượu bia làm cho bệnh nặng lên.

Đã uống rượu bia thì không nên tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn vì dễ bị ngã, va chạm, chấn thương,… Tuyệt đối không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia. Bộ Y tế cũng đưa ra khuyến cáo chỉ uống rượu, bia rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng.

Vì sao Bộ Y tế khuyến cáo không nên uông quá 2 lon bia/ngày dịp Tết?

Cách tính đơn vị cồn - Ảnh: internet

Bộ Y tế cho biết Việt Nam là nước ta đứng thứ 3 khu vực châu Á về tiêu thụ rượu, bia. Rượu, bia là đồ uống thường không thể thiếu trong mỗi dịp liên hoan, cưới hỏi, ma chay đặc biệt trong dịp lễ Tết. Trong những ngày này lượng rượu bia tiêu thụ tăng lên đáng kể, cùng với đó là số người nhập viện do say rượu, bia, thậm chí bị ngộ độc rượu cũng gia tăng.

Sau khi được hấp thụ vào máu, cơ thể tiến hành hoạt động đào thải rượu, bia ra ngoài. Một phần nhỏ được thải qua tuyến mồ hôi, nước tiểu, hơi thở, 90% còn lại sẽ được chuyển hóa ở gan. Tuy nhiên, gan chỉ có thể xử lý được một lượng cồn nhất định mỗi giờ. Trong các ngày Tết, lượng rượu, bia hấp thụ nhiều hơn bình thường khiến gan không kịp sản xuất đủ men để chuyển hóa cồn. Lúc này các độc chất được tạo ra từ rượu, bia sẽ bị ứ lại trong cơ thể, trực tiếp phá hủy tế bào gan và gây độc cho nhiều cơ quan nội tạng khiến cơ thể bị mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn… hoặc có thể nhập viện do men gan cao, viêm gan cấp, suy gan…

Nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy một người có nồng độ cồn trong máu = 0,01g/dl, tương đương với việc mới chỉ uống một ngụm rượu hoặc 1/4 lon bia thôi thì đã bắt đầu có các rối loạn như: giảm các chức năng của não bộ trung tâm, tăng hưng phấn, thiếu kiềm chế, rối loạn điều chỉnh phối hợp động tác, động tác không nhất quán, từ đó ảnh hưởng đến kiểm soát tốc độ, duy trì hướng, phản xạ phanh… trong khi điều khiển phương tiện giao thông.

Số vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia giảm nhiều

Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, sau hơn một tuần thực hiện Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, số vụ tai nạn và tai nạn giao thông có liên quan tới rượu bia có chiều hướng giảm khá nhiều. Những ngày qua không có vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng liên quan rượu bia. Trong khi dịp này những năm trước thường xảy ra những vụ lái xe uống rượu tông chết nhiều người.

Đại diện Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) cho biết trước, trong số các ca cấp cứu do TNGT thì 60% trường hợp có nồng độ cồn trong máu. Tuy nhiên, trong hơn 2 tuần qua tỉ lệ bệnh nhân bị TNGT vào viện thì tỉ lệ có nồng độ cồn đã giảm 10%.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!